Slides Framework




    • GỬI LIÊN HỆ

    • Trường Cao Đẳng Du Lịch Sài Gòn

      Trụ sở chính: 347A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 11, Quận 10,
      Tp.HCM

      Điện thoại: (028) 3834 4856 – (028) 6297 3210 – (028) 6297 3211

      Cơ sở Kỳ Đồng: 20/11C Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Tp.HCM

      Điện thoại: (028) 7105 6879 –  (028) 7102 6879

      Email: tuvantuyensinh.dlsg@gmail.com

      Hotline: 0988 575 086 – 0906 776 471 – 0906 783 686

      Thời gian: 7:00 AM đến 21:00 PM

    Tin tức

    Trường CĐN Du lịch Sài Gòn tham gia Hội thảo Đánh giá Nhu cầu Đào tạo trong ngành Du lịch – Hà Nội

    Ngày 22/7/2013, Hội thảo Đánh giá Nhu cầu Đào tạo trong ngành Du lịch đã được tổ chức tại Hà Nội nhằm báo cáo kết quả từ chuyến công tác do chuyên gia trong nước và quốc tế thực hiện từ tháng 4 tới tháng 7/2013. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ […]

    Ngày 22/7/2013, Hội thảo Đánh giá Nhu cầu Đào tạo trong ngành Du lịch đã được tổ chức tại Hà Nội nhằm báo cáo kết quả từ chuyến công tác do chuyên gia trong nước và quốc tế thực hiện từ tháng 4 tới tháng 7/2013.

    Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ kế hoạch hoạt động của Dự án “Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có Trách nhiệm với Môi trường và Xã hội” do Liên minh Châu Âu tài trợ (gọi tắt là Dự án EU), thuộc Hợp phần Giáo dục và Đào tạo nghề.

    Mục tiêu của chuyến công tác đánh giá nhu cầu đào tạo mang tầm quốc gia là để hiểu rõ hơn về tình hình nguồn nhân lực du lịch Việt Nam, đồng thời xác định những lĩnh vực kỹ năng mới và những kỹ năng đang nổi lên mà ngành du lịch cần nắm bắt để đáp ứng nhu cầu của du khách.

    Trọng tâm đánh giá nhu cầu đào tạo tập trung nhiều vào việc tìm hiểu yêu cầu về các kỹ năng trong tương lai của lực lượng lao động hiện thời ở khu vực nhà nước và tư nhân, cũng như trong những lĩnh vực đang ngày càng phát triển và trở nên quan trọng trong ngành du lịch.

    Với sự hỗ trợ và phối hợp của Tổng cục Du lịch cùng các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương, chương trình khảo sát đánh giá nhu cầu đào tạo được triển khai trên 63 tỉnh thành, trong đó phỏng vấn chuyên sâu được thực hiện ở 12 tỉnh. Phiếu điều tra cũng được gửi đến các khu vực từ lưu trú, điều hành tour, các trường du lịch tới quản lý nhà nước về du lịch.

    Chương trình khảo sát đánh giá nhu cầu đào tạo du lịch có thể coi là bước đầu tiên trên con đường quản lý và phát triển nguồn nhân lực du lịch. Khi việc nghiên cứu theo phương pháp luận của chuyên gia EU tiếp tục được thực hiện đều đặn và mở rộng ở cấp độ trung ương và địa phương, thì nó sẽ tạo điều kiện giúp ngành du lịch Việt Nam cạnh tranh hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường quốc tế.

     

    CÁC KHÁM PHÁ CHÍNH TỪ KHẢO SÁT
    – Khu vực tư nhân đánh giá “các kỹ năng mềm” như kỹ năng truyền thông, ngoại ngữ, kỹ năng phục vụ và kỹ năng cá nhân (giải quyết vấn đề, khả năng tổ chức, nhân cách) là những yếu tố có tính quyết định khi lựa chọn các ứng viên tuyển dụng, và coi chúng là những lĩnh vực kỹ năng ưu tiên trong tương lai

    – Các kỹ năng truyền thống về mặt kỹ thuật (phục vụ nhà hàng, buồng, lễ tân, bán vé) không được các doanh nghiệp đánh giá đặc biệt quan trọng – người ta nhận ra rằng có thể nhanh chóng xây dựng những kỹ năng này tại nơi làm việc nếu có sẵn thái độ học hỏi và những kỹ năng mềm cần thiết.

    – Các kỹ năng về công nghệ và liên quan tới trang web là quan trọng đối với những người làm việc trong ngành lữ hành và khách sạn nhỏ, nhưng với các khách sạn hoặc khu nghỉ dưỡng lớn của quốc tế do họ đã sử dụng các phần mềm và hệ thống quản lý có sẵn nên các kỹ năng này là ít liên quan

    – Đang có sự thiếu hụt ở Việt Nam đối với một số kỹ năng chuyên biệt trong những lĩnh vực mới và đang nổi lên (ví dụ, hướng dẫn lặn biển, hướng dẫn chơi gôn, chuyên gia bảo tồn và diễn giải với du khách, tổ chức sự kiện) và những nhân viên này thường được tuyển dụng từ nước ngoài.

    – Các cán bộ nhà nước nắm vững lý thuyết về du lịch ở cả cấp độ trung ương và địa phương, nhưng sẽ tốt hơn nếu họ phối hợp chặt chẽ và cởi mở đối với khu vực tư nhân, nguyên do là ít cán bộ có kinh nghiệm làm việc trực tiếp trong môi trường thương mại.

    – Khu vực tư nhân đánh giá cao việc phát triển kỹ năng về truyền thông, ngôn ngữ và dịch vụ của các trường đại học và cao đẳng, nhưng với những lĩnh vực về mặt kỹ thuật thì bị đánh giá thấp.

    – Các trường nắm bắt được nhu cầu về những kỹ năng mới và đang nổi lên trong ngành du lịch, nhưng bị hạn chế về nguồn lực khi muốn đầu tư vào những lĩnh vực mới này. Nhìn chung, các giáo viên được đào tạo bài bản về mặt học thuật nhưng thiếu kinh nghiệm mới cập nhật và kinh nghiệm liên quan thực tế
    – Có nhiều đại diện là phụ nữ trong nguồn nhân lực du lịch nhưng họ không có cơ hội thăng tiến lên các vị trí quan trọng dù ở khu vực nhà nước hay tư nhân. Nhóm người dân tộc thiểu số do hạn chế về học vấn cũng như đào tạo nghề nên chưa hiện diện nhiều trong nhân lực của ngành

    Tham gia trong đợt khảo sát Đánh giá nhu cầu đào tạo trong ngành Du lịch do dự án EU tổ chức đợt này là một số trường được chọn tại khi vực Hà Nội, Huế và Tp.Hồ Chí Minh. Trường Cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn là một trong hai trường tại Tp.Hồ Chí Minh nằm trong chương trình khảo sát.

    ThS. Phan Bửu Toàn – Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn
    phát biểu tại Hội thảo

    ThS. Ngô Thị Quỳnh Xuân – Hiệu trường trường Cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn
    tại phần thảo luận nhóm