Kinh Doanh Khách Sạn Là Gì? Những Điều Cần Biết Để Quản Lý Khách Sạn Hiệu Quả
Ngành du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ với tiềm năng to lớn về tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa và sự thân thiện của con người. Đây cũng chính là tiền đề cho sự phát triển của lĩnh vực kinh doanh các loại hình nghỉ dưỡng như khách sạn. Vậy cụ thể kinh doanh khách sạn là gì? Kinh doanh khách sạn cần gì và làm thế nào để kinh doanh khách sạn hiệu quả tại Việt Nam? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được Cao đẳng Du lịch Sài Gòn giải đáp trong bài viết dưới đây.
Khái niệm kinh doanh khách sạn là gì?
Để hiểu được đặc điểm và các loại hình khách sạn phổ biến, trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khái niệm kinh doanh khách sạn là gì. Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác cho khách du lịch.
Mục đích chính của hoạt động này là đáp ứng nhu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống, giải trí và khám phá của du khách tại các điểm du lịch, từ đó thu về lợi nhuận. Theo đó, các lĩnh vực kinh doanh trong khách sạn bao gồm hai mảng chính:
- Kinh doanh lưu trú: Là hoạt động cung cấp dịch vụ cho thuê phòng nghỉ và các dịch vụ bổ sung liên quan như dọn dẹp vệ sinh, giặt là,… trong thời gian khách lưu trú.
- Kinh doanh ăn uống: Đây là một hạng mục trong kinh doanh khách sạn, cung cấp các dịch vụ ăn uống cho khách lưu trú tại khách sạn như nhà hàng, quầy bar, cà phê,…
Một số đặc điểm của kinh doanh khách sạn
Kinh doanh khách sạn là ngành nghề đã có từ lâu đời và thu hút nhiều nhà đầu tư bởi tiềm năng phát triển to lớn trong bối cảnh du lịch Việt Nam ngày càng tăng trưởng. Tuy nhiên, để có thể kinh doanh hiệu quả loại hình này, bên cạnh việc hiểu rõ kinh doanh khách sạn là gì, nhà đầu tư cần nắm bắt rõ những đặc điểm sau đây:
- Phụ thuộc vào tài nguyên du lịch: Nhu cầu lưu trú và nghỉ dưỡng của du khách là yếu tố then chốt thúc đẩy sự phát triển của ngành khách sạn. Do đó, khu vực nào sở hữu tiềm năng du lịch lớn, thu hút đông đảo du khách sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh doanh khách sạn.
- Đòi hỏi vốn đầu tư lớn: Để xây dựng và vận hành một khách sạn đòi hỏi số vốn đầu tư đủ lớn. Ngoài chi phí ban đầu cho việc thuê đất, xây dựng thì chi phí đầu tư trang thiết bị nội thất, hệ thống tiện nghi, chi phí vận hành là những khoản đầu tư mà nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng.
- Sử dụng nguồn lao động trực tiếp: Sản phẩm chính của loại hình kinh doanh khách sạn là dịch vụ, do đó yếu tố con người đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên chất lượng dịch vụ. Vì đặc điểm này mà việc tuyển dụng, đào tạo và quản lý nguồn nhân lực hiệu quả là bài toán đòi hỏi các doanh nghiệp khách sạn cần giải quyết thỏa đáng.
- Mang tính thời vụ: Nhu cầu lưu trú của du khách thường có sự biến động theo mùa nên hoạt động kinh doanh khách sạn sẽ chịu ảnh hưởng bởi tính thời vụ của ngành du lịch. Mùa cao điểm thường trùng với mùa du lịch nên khi lượng khách lưu trú tăng cao dẫn đến doanh thu của khách sạn cũng tăng. Ngược lại, vào mùa thấp điểm, hoạt động kinh doanh có thể chững lại, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Các loại hình kinh doanh khách sạn phổ biến
Hiện nay, kinh doanh khách sạn ngày càng phát triển với đa dạng các loại hình kinh doanh phục vụ nhu cầu lưu trú của khách hàng. Sau khi đã hiểu kinh doanh khách sạn là gì và các đặc điểm của kinh doanh khách sạn, chúng ta sẽ tiếp tục khám phá về các loại hình kinh doanh khách sạn hiện nay.
Căn cứ theo quy mô
Dựa trên quy mô, các loại hình khách sạn thường được phân chia thành 3 loại chính, phụ thuộc vào số lượng phòng ngủ. Cụ thể:
- Khách sạn nhỏ, khách sạn mini: Đây là loại hình khách sạn có quy mô từ 10 đến 49 phòng, phần lớn chỉ cung cấp dịch vụ lưu trú và không có các tiện ích như nhà hàng, spa,… Đồng thời, loại hình khách sạn này thường có mức giá lưu trú thấp.
- Khách sạn vừa: Loại hình này quy mô từ 50 đến 100 phòng, cung cấp kèm theo các dịch vụ như nhà hàng, giặt là,… và thường được xây dựng ở các điểm du lịch hoặc khu nghỉ mát và có giá phòng trung bình.
- Khách sạn lớn: Đây là các khách sạn có từ 100 phòng trở lên, cung cấp đầy đủ các dịch vụ từ lưu trú, nhà hàng, spa, tổ chức hội nghị, tiệc cưới,… Loại khách sạn này thường được trang bị các thiết bị hiện đại và tiện nghi, có mức giá cao hơn so với các loại hình khác.
Căn cứ theo mức độ liên kết
Căn cứ vào mức độ liên kết, các loại hình khách sạn có thể được phân thành 2 loại chính:
- Khách sạn tập đoàn: Đây là những khách sạn thuộc sở hữu của các tập đoàn lớn hoặc chuỗi khách sạn có mặt ở nhiều địa điểm khác nhau trên cùng một đất nước hoặc thậm chí là trên toàn thế giới. Các khách sạn này thường có dịch vụ đa dạng với trang thiết bị hiện đại, không gian sang trọng và nhiều dịch vụ đi kèm với chi phí cao.
- Khách sạn độc lập: Loại khách sạn này thường chỉ có mặt ở một địa điểm duy nhất với quy mô nhỏ, giá cả phải chăng và thường chỉ cung cấp các dịch vụ cơ bản.
Căn cứ theo vị trí địa lý
Dựa trên vị trí địa lý, ta có thể chia khách sạn thành các loại hình như sau:
- Khách sạn thành phố: Là những khách sạn được đặt tại các trung tâm thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang,… với cơ sở hạ tầng hiện đại và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để phục vụ nhu cầu của khách hàng.
- Khách sạn nghỉ dưỡng: Loại hình khách sạn này được xây dựng tại các khu nghỉ dưỡng để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi và thư giãn của khách hàng. Các khách sạn này thường cung cấp các dịch vụ chất lượng nhưng lại có có giá dịch vụ cao hơn vào dịp lễ.
- Khách sạn ven đường: Thường nằm ở các trục đường lớn hoặc tuyến đường quan trọng, chuyên phục vụ cho khách đi đường với dịch vụ lưu trú, ăn uống và bảo dưỡng phương tiện giao thông.
- Khách sạn quá cảnh: Là các khách sạn được xây dựng gần sân bay, bến cảng hoặc cửa khẩu, chủ yếu phục vụ cho khách muốn quá cảnh hoặc cần địa điểm lưu trú vì lịch trình thay đổi đột ngột.
Những điều cần chú ý khi lập kế hoạch kinh doanh khách sạn
Kinh doanh khách sạn là ngành nghề đầy tiềm năng nhưng cũng đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm đầu tư. Để có thể kinh doanh và vận hành khách sạn hiệu quả, bên cạnh việc hiểu rõ kinh doanh khách sạn là gì, bạn cần lập kế hoạch kinh doanh chi tiết và bài bản. Dưới đây là một số đặc điểm kinh doanh khách sạn cần chú ý khi lập dự án kinh doanh khách sạn:
Sản phẩm kinh doanh
Sản phẩm kinh doanh của một khách sạn là các dịch vụ lưu trú và tiện ích đi kèm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong quá trình lưu trú. Cụ thể, các sản phẩm kinh doanh chính của khách sạn bao gồm:
- Phòng nghỉ: Đây là sản phẩm cốt lõi của một khách sạn được trang bị đầy đủ tiện nghi và đảm bảo sự thoải mái để khách hàng có trải nghiệm lưu trú tốt nhất.
- Dịch vụ ăn uống: Khách sạn thường cung cấp các dịch vụ ẩm thực như nhà hàng, quầy bar,… mang đến cho du khách những bữa ăn ngon miệng và tiện lợi trong suốt thời gian lưu trú.
- Dịch vụ spa và thể dục: Bao gồm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe như massage, xông hơi, tập gym,… giúp khách hàng thư giãn cơ thể sau một ngày dài đi tham quan hoặc xử lý công việc.
Sản phẩm kinh doanh đa dạng và chất lượng cao là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng và tạo dựng thương hiệu cho khách sạn. Do đó, khi lập kế hoạch kinh doanh cho khách sạn, bạn cần định hình rõ sản phẩm kinh doanh mà bản thân muốn hướng tới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh trên thị trường.
Đối tượng khách hàng
Đối tượng khách hàng của ngành kinh doanh khách sạn rất đa dạng từ tầng lớp bình dân đến thượng lưu nên các loại hình kinh doanh khách sạn cũng đa dạng để phục vụ khách hàng hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không thể lựa chọn kinh doanh tất cả các loại hình khách sạn để phục vụ cho mọi đối tượng. Chính vì lẽ đó, bạn cần nghiên cứu và xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu của mình là ai, nhu cầu của họ là gì,… từ đó lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp.
Kinh doanh lĩnh vực khách sạn cần chuẩn bị những gì?
Trước khi quyết định đầu tư kinh doanh khách sạn, ngoài việc hiểu chính xác khái niệm kinh doanh khách sạn là gì, chủ đầu tư cần chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt để có một khởi đầu suôn sẻ và gia tăng cơ hội thành công.
Vốn
Nguồn vốn là yếu tố tiên quyết và không thể thiếu đối với mọi hoạt động kinh doanh và kinh doanh khách sạn cũng không ngoại lệ. Khi đầu tư vào kinh doanh lĩnh vực này đòi hỏi số vốn ban đầu khá lớn để đầu tư vào địa điểm, mua sắm nội thất, xây dựng cơ sở hạ tầng, trả lương cho nhân viên,… Hơn nữa, thời gian để thu hồi vốn lại khá lâu, thế nên, trước khi kinh doanh khách sạn, chủ đầu tư nên phác thảo phương án, kế hoạch chi tiết về những hạng mục cần đầu tư và chuẩn bị đủ vốn để chi trả cho các khoản.
Nghiên cứu kỹ thị trường
Trước khi chính thức hoạt động, nhà đầu tư cần khảo sát cẩn thận về thị trường khách sạn tại khu vực kinh doanh để hiểu rõ nhóm đối tượng khách hàng và lên được phương án marketing khách sạn hiệu quả. Bạn có thể nghiên cứu thị trường thông qua các câu hỏi như: Ai là khách hàng mục tiêu của khách sạn? Tần suất họ sử dụng dịch vụ của bạn là bao nhiêu? Loại hình kinh doanh khách sạn nào phù hợp nhất? Nên lựa chọn mức độ dịch vụ và giá cả ở mức độ nào?,… Bằng cách này, nhà đầu tư sẽ đưa ra được các quyết định đầu tư thông minh và tránh tình trạng thua lỗ.
Lựa chọn loại hình và địa điểm kinh doanh
Loại hình và địa điểm kinh doanh là những điều kiện kinh doanh khách sạn quan trọng góp phần vào quá trình tăng trưởng doanh thu. Hiện nay, khách hàng thường có xu hướng ưa chuộng và lựa chọn các cơ sở lưu trú gần các điểm du lịch, dễ dàng di chuyển để thuận tiện cho việc tham quan và giải trí. Do đó, khi quyết định kinh doanh khách sạn, việc lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp và địa điểm thuận lợi sẽ giúp thu hút khách hàng và tăng cơ hội kinh doanh.
Hoàn thiện các thủ tục cấp phép kinh doanh
Đăng ký kinh doanh là một trong những điều kiện cơ bản nhất cần phải thực hiện trong quy trình hoàn thiện các thủ tục cấp phép cho khách sạn. Quy mô khách sạn dù lớn hay nhỏ đều phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh theo các văn bản luật như Luật Du lịch 2017, Nghị định số 168/2017/NĐ-CP và Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL. Đồng thời, khách sạn cũng cần đảm bảo các yếu tố về an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm,… nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng khi lưu trú tại khách sạn.
Tuyển dụng và đào tạo nhân viên
Đội ngũ nhân viên đóng vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh khách sạn, bởi sự hài lòng của khách hàng phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn và khả năng giao tiếp của nhân viên khách sạn. Chính vì vậy, bạn cần xác định rõ vị trí và số lượng nhân sự cần tuyển dụng cũng như đào tạo về các nghiệp vụ chuyên môn nhằm giữ vững tầm nhìn và mục tiêu kinh doanh của khách sạn.
Lập chiến lược kinh doanh cụ thể
Trước khi bắt tay vào kinh doanh khách sạn bên cạnh việc hiểu rõ kinh doanh khách sạn là gì, chủ đầu tư cần lập một kế hoạch kinh doanh chi tiết và xác định các chiến lược phát triển khách sạn. Chiến lược kinh doanh khách sạn góp phần tăng doanh số bán phòng và doanh thu hiệu quả, đồng thời cung cấp trải nghiệm tốt cho khách hàng. Khi lập chiến lược, nhà đầu tư nên dựa vào các yếu tố như thị trường mục tiêu, phân khúc khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường,… để đảm bảo tính hiệu quả và thành công của kế hoạch kinh doanh.
Sử dụng phần mềm quản lý khách sạn
Công nghệ đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực và ngành kinh doanh khách sạn cũng không ngoại lệ. Việc sử dụng phần mềm quản lý khách sạn giúp quá trình vận hành và quản lý trở nên dễ dàng hơn. Tất cả các hoạt động từ thông tin khách hàng, check phòng trống, thao tác nhân viên, doanh thu, báo cáo,… hầu hết đều được đồng bộ trên phần mềm quản lý. Điều này không chỉ giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng theo dõi hoạt động từ xa qua thiết bị di động mà còn giúp tăng hiệu quả kinh doanh hơn.
Những thách thức khi kinh doanh khách sạn trong thời đại 4.0 là gì?
Kinh doanh khách sạn là gì và những thách thức khi kinh doanh lĩnh vực này trong thời đại 4.0 như thế nào? Mặc dù công nghệ số đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh lớn nhưng chính vì phát triển quá nhanh cũng đặt ra nhiều thách thức mà các doanh nghiệp cần đối mặt để có thể tồn tại và phát triển bền vững. Dưới đây là một số thách thức chính mà ngành khách sạn đang gặp phải:
Sự lớn mạnh của Airbnb
Thực chất Airbnb (Air Bed and Breakfast) không phải là một công ty kinh doanh khách sạn mà là một nền tảng trung gian kết nối giữa người cho thuê phòng và khách du lịch. Với lợi thế về mức giá thấp hơn nhiều so với các khách sạn truyền thống, Airbnb ngày càng phát triển và được nhiều người lựa chọn, đặc biệt là giới trẻ. Điều này tạo ra một mối đe dọa đối với các khách sạn truyền thống, đặc biệt là các khách sạn vừa và nhỏ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh và thu hẹp thị phần.
Sự kỳ vọng của khách hàng ngày càng cao
Nhu cầu và sự kỳ vọng khách hàng ngày càng cao của khách hàng đặt ra một thách thức lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn. Sự phát triển của công nghệ đã khiến cho khách hàng không chỉ quan tâm đến nơi lưu trú mà còn đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao hơn như hệ thống wifi miễn phí, giải trí hiện đại, quá trình check-in, check-out nhanh chóng,… Và để đáp đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng mức độ cạnh tranh với đối thủ hơn.
Xu hướng tiếp thị thay đổi
Sự phát triển của internet đã thay đổi cách tiếp thị kinh doanh của tất cả các lĩnh vực chuyển từ trực tiếp sang trực tuyến. Cụ thể, các khách sạn có thể bán phòng trên các kênh OTA (Online Travel Agent), quảng cáo thông qua Facebook, website, book KOLs review,… Nhờ vào các hình thức tiếp thị online này, khách sạn có thể tiếp cận khách hàng đa dạng không chỉ trong nước mà còn ở các quốc gia khác.
Khó khăn khi xây dựng lòng trung thành của khách hàng
Hiện nay, khách hàng rất dễ dàng tìm kiếm được những mức giá ưu đãi khi đặt phòng từ hàng trăm, hàng nghìn khách sạn khác nhau chỉ với một vài thao tác đơn giản trên Google. Điều này đã vô tình khiến việc xây dựng lòng trung thành của khách hàng trở nên khó khăn hơn bởi chi phí tiếp cận khách hàng mới thường cao hơn nhiều so với việc giữ chân khách hàng cũ.
Vấn đề an toàn dữ liệu
Trong ngành kinh doanh khách sạn, bảo vệ dữ liệu của khách hàng là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Việc mất dữ liệu có thể gây ngừng trệ các hoạt động kinh doanh và làm mất lòng tin của khách hàng, đặc biệt là du khách quốc tế. Hơn nữa, việc rò rỉ thông tin cá nhân có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho hình ảnh của khách sạn và thậm chí gây ra các hình phạt nặng từ pháp luật.
Mặc dù vấn đề này rất quan trọng nhưng nhiều khách sạn vừa và nhỏ ở Việt Nam vẫn chưa coi trọng. Điều này đang tạo ra một thách thức đáng lo ngại khi mà Việt Nam luôn nằm trong danh sách những quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất.
Làm thế nào để kinh doanh khách sạn được hiệu quả?
Không thể phủ nhận rằng khách sạn là một ngành kinh doanh luôn thu hút nhiều nhà đầu tư bởi tiềm năng lợi nhuận hấp dẫn nhưng cũng cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Do đó, để cạnh tranh với đối thủ và tạo dựng được vị thế của mình, ngoài việc hiểu rõ kinh doanh khách sạn là gì, chủ doanh nghiệp cần có các chiến thuật và chiến lược cụ thể.
Đầu tư và nâng cấp cơ sở vật chất cho khách sạn
Hiện nay, khách hàng ngày càng có yêu cầu cao về tiện nghi, chất lượng dịch vụ và trải nghiệm lưu trú. Do đó, việc đầu tư vào cơ sở vật chất hiện đại, tiện nghi sẽ giúp khách sạn đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo ấn tượng tốt đẹp và thu hút khách hàng quay lại. Đồng thời, việc bảo trì và tu sửa định kỳ cũng giúp đảm bảo cơ sở kinh doanh của bạn luôn trong tình trạng tốt nhất để phục vụ khách hàng.
Mở rộng danh mục các dịch vụ mà khách sạn cung cấp
Trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn ngày càng cạnh tranh, mở rộng danh mục dịch vụ là chiến lược hiệu quả giúp khách sạn tăng doanh thu và thu hút khách hàng. Khách hàng hiện đại ngày nay không chỉ cần một nơi lưu trú mà còn mong muốn trải nghiệm nhiều dịch vụ tiện ích khác nhau tại khách sạn. Bạn có thể mở rộng các danh mục dịch vụ cung cấp như tổ chức tiệc cưới, hội họp, spa, gym, cho thuê xe,… để cạnh tranh thị phần với các đối thủ cùng ngành.
Đăng ký bán phòng trên các kênh OTA
Ngành du lịch ngày càng phát triển, kéo theo nhu cầu đặt phòng khách sạn trực tuyến tăng cao. Nắm bắt xu hướng này, các kênh OTA như Booking.com, Agoda, Traveloka,… ra đời, trở thành cầu nối hiệu quả giữa khách sạn và khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp kinh doanh khách sạn có thể đăng ký bán phòng trên các kênh OTA để gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng, mở rộng thị trường và thúc đẩy doanh thu.
Xây dựng website riêng cho khách sạn
Mặc dù OTA là một kênh bán phòng hiệu quả nhưng bạn cũng không thể hoàn toàn phụ thuộc vào các kênh này bởi bạn sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí hoa hồng không hề nhỏ khiến lợi nhuận khách sạn giảm sút. Vì thế, để tránh tình trạng này, khách sạn nên xây dựng website riêng để nâng cao hình ảnh chuyên nghiệp và giúp khách hàng đặt phòng trực tiếp với khách sạn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp cần tích hợp công cụ đặt phòng trực tuyến (Booking Engine) để khách hàng có thể đặt phòng và thanh toán trực tiếp trên đó.
Chú trọng việc đào tạo đội ngũ nhân viên khách sạn
Ngành kinh doanh khách sạn cũng là ngành dịch vụ, do đó yếu tố con người đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhân viên chính là bộ mặt của khách sạn, ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của khách hàng và quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Do đó, việc đào tạo các bộ phận trong khách sạn là một khoản đầu tư thiết yếu giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút khách hàng và tạo dựng lợi thế cạnh tranh. Hơn nữa, thái độ thân thiện và sự nhiệt tình của nhân viên được để lại đánh giá các kênh OTA gây ấn tượng tích cực với khách hàng mới từ đó muốn trải nghiệm dịch vụ hơn.
Kinh doanh khách sạn ngày nay đối diện với nhiều thách thức và để thành công, việc thiết lập một quy trình hoạt động và làm việc bài bản là điều không thể thiếu. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ kinh doanh khách sạn là gì và vận hành khách sạn một cách hiệu quả.
Ngoài ra, nếu bạn có niềm đam mê và yêu thích lĩnh vực kinh doanh khách sạn thì có thể đăng ký học chuyên ngành Quản trị Khách sạn tại trường Cao đẳng Du Lịch Sài Gòn để nắm vững kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho hành trình khởi nghiệp kinh doanh thành công của mình.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ dưới đây:
- Trụ sở chính:
347A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 11, Quận 10, Tp.HCM
- Cơ sở 2:
20/11C Kỳ Đồng, Phường 09, Quận 3, Tp.HCM.
- Email:
tuvantuyensinh.dlsg@gmail.com
- Số điện thoại:
028.38.344.856, 028.62.973.210, 028.62.973.211
-
Hotline Tuyển sinh:
0906783686 – 0906776471 – 0988575086
- Giờ làm việc:
Sáng: 7g30 – 11g30, Chiều: 13g – 21g
- Xét tuyển Online ngay: TẠI ĐÂY
để bạn chọn học tại
Cao đẳng Du lịch Sài Gòn
Chương trình học70% thực hành, 30% lý thuyết
2.5 năm tiết kiệm thời gian, chi phí
100% sinh viên được giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp