Kỹ Năng Giao Tiếp Là Gì? Top 10 Cách Cải Thiện Kỹ Năng Giao Tiếp Hiệu Quả
Có thể thấy, ngành du lịch ngày càng được chú trọng và phát triển mạnh mẽ nên việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và mang lại trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng trở thành ưu tiên hàng đầu. Điều này đòi hỏi những người làm việc trong lĩnh vực này cần có kỹ năng giao tiếp tốt, không chỉ từ lời nói mà còn được thể hiện qua ngôn ngữ cơ thể. Từ đó, có thể thấy vai trò của các kỹ năng trong giao tiếp trong công việc là rất quan trọng, thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân và tạo được thiện cảm, lòng tin từ phía khách hàng. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Cao đẳng Du Lịch Sài Gòn để khám phá những cách hiệu quả trong việc cải thiện và rèn luyện kỹ năng giao tiếp.
Tìm hiểu về khái niệm giao tiếp là gì?
Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, ý kiến, cảm xúc giữa các cá nhân hoặc nhóm người thông qua những phương tiện và kênh thông tin khác nhau. Giao tiếp không chỉ đơn thuần là lời nói mà còn bao gồm cả ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm khuôn mặt và nhiều hình thức khác nhằm truyền đạt và tương tác với người khác. Mục đích của việc giao tiếp nhằm truyền đạt thông điệp một cách chính xác, tạo sự thấu hiểu và đồng thời là cơ sở cho sự hợp tác và tương tác xã hội.
Kỹ năng giao tiếp là gì?
Kỹ năng giao tiếp được định nghĩa là cách ứng xử và truyền đạt thông tin, ý kiến cá nhân một cách mạch lạc và dễ hiểu cho người khác. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công cá nhân, đặc biệt là đối với công việc thường xuyên làm việc với con người như Hướng dẫn Du lịch, Quản trị Khách sạn, Nhà hàng,…
Thông qua việc kết hợp những phương tiện giao tiếp như ngôn ngữ, giọng điệu, cử chỉ và biểu cảm, mỗi người có thể phát huy khả năng giao tiếp một cách hiệu quả, góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp. Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp tốt còn xuất phát từ khả năng quan sát, lắng nghe và phản hồi để đạt được mục tiêu giao tiếp.
Vai trò của kỹ năng giao tiếp
Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong công việc cũng như đời sống hằng ngày là không thể phủ nhận. Kỹ năng này không chỉ giúp chúng ta truyền đạt và trao đổi thông tin hiệu quả mà còn giúp thể hiện bản thân cũng như tạo ấn tượng tốt trong mắt người khác. Ở phần dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về vai trò kỹ năng giao tiếp.
Tạo dựng và duy trì các mối quan hệ trong cuộc sống
Trong môi trường làm việc, việc sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, khách hàng và đối tác. Người có khả năng giao tiếp tốt thường có khả năng diễn đạt hiệu quả, lắng nghe và hiểu rõ quan điểm của đối phương. Điều này thể hiện sự tôn trọng, quan tâm đến người khác và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác bền vững.
Đàm phán và thương lượng hiệu quả
Một trong những vai trò quan trọng khác của kỹ năng giao tiếp được thể hiện thông qua việc đàm phán và thương lượng. Việc truyền đạt ý kiến rõ ràng, thấu hiểu đối tác và giải quyết những xung đột một cách khéo léo sẽ giúp tạo nên một môi trường thương lượng, đàm phán tích cực. Khả năng này còn đóng góp tích cực vào việc đạt được những thỏa thuận thành công và mối quan hệ hợp tác lâu dài.
Cơ hội phát triển nghề nghiệp và có nguồn thu nhập tốt
Trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực trong cuộc sống, đặc biệt là ngành du lịch, kỹ năng giao tiếp tốt có vai trò rất quan trọng, giúp thăng tiến trong sự nghiệp. Khi có khả năng giao tiếp hiệu quả, bạn có thể dễ dàng thuyết phục khách hàng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp nhằm tăng doanh số bán hàng, tạo lợi nhuận và nâng cao uy tín thương hiệu. Đây cũng chính là tiền đề để bạn trở thành một General Manager (quản lý cấp cao) trong tương lai.
Thể hiện sự chuyên nghiệp và tự tin
Khi gặp phải những tình huống bất ngờ, kỹ năng giao tiếp hiệu quả sẽ giúp cá nhân thể hiện sự chuyên nghiệp và tự tin của mình. Việc biểu đạt thông tin một cách mạch lạc cùng ngữ điệu tự tin, bạn có thể ngăn được những hiểu lầm và tranh cãi không cần thiết. Từ đó góp phần tạo nên môi trường làm việc và giao tiếp hiệu quả, tích cực hơn.
Giải quyết các vấn đề hiệu quả
Kỹ năng giao tiếp giữ vai trò quan trọng trong việc xử lý các vấn đề phát sinh hay giải quyết những tình huống khó xử một cách linh hoạt và hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc các thành viên sẽ nắm bắt và hiểu rõ ý kiến, quan điểm của nhau. Từ đó, họ sẽ tìm ra cách giải quyết phù hợp và đạt được kết quả tốt nhất đối với vấn đề đang đối mặt.
>>> Tìm hiểu thêm: Quy trình và cách xử lý các tình huống trong khách sạn nhà hàng
Các hình thức trong giao tiếp hiện nay
Hiện nay, người ta sử dụng rất nhiều hình thức và phương tiện để truyền đạt ý kiến, thông điệp của mình. Từ cách truyền thống đến các công cụ hiện đại, các hình thức giao tiếp hiện nay khá phong phú, đáp ứng nhu cầu giao tiếp ngày càng đa dạng trong xã hội.
Giao tiếp bằng lời nói
Giao tiếp thông qua lời nói được xem là một trong các kỹ năng giao tiếp cơ bản, phổ biến nhất, sử dụng lời nói để truyền đạt, trao đổi thông tin giữa người với người.
Ví dụ về giao tiếp bằng lời nói:
- Tham gia thảo luận về vấn đề trong nhóm để đưa ra quyết định phù hợp nhất.
- Trao đổi ý kiến, quan điểm trong một cuộc trò chuyện của nhóm bạn để thấu hiểu nhau hơn.
Giao tiếp bằng văn bản
Đây là một trong những hình thức giao tiếp quan trọng, sử dụng các phương tiện như Email, tin nhắn, báo cáo, tài liệu và ghi chú để truyền đạt và lưu trữ thông tin.
Ví dụ về giao tiếp bằng văn bản:
- Gửi Email để trao đổi thông tin về buổi phỏng vấn.
- Gửi tin nhắn để thông báo về cuộc họp đầu tuần.
- Viết báo cáo cuộc họp.
Giao tiếp bằng hình ảnh
Giao tiếp bằng hình ảnh là một hình thức giao tiếp hiệu quả, giúp trực quan hóa thông tin, giúp người nhận dễ hiểu và nhớ lâu hơn. Hình thức này được thể hiện thông qua biểu đồ, bản đồ, tranh ảnh,…
Ví dụ về giao tiếp bằng hình ảnh:
- Sử dụng tranh ảnh để minh họa cho ý tưởng sản phẩm, thu hút sự chú ý.
- Dùng biểu đồ để trình bày về mật độ dân số tại Việt Nam.
Giao tiếp bằng hành động
Đây là hình thức giao tiếp không sử dụng lời nói, thay vào đó sẽ là các ngôn ngữ cơ thể như cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt, thái độ,… để truyền đạt ý kiến, tình cảm và thông điệp.
Ví dụ về giao tiếp bằng hành động:
- Thể hiện thái độ hài lòng thông qua biểu cảm khuôn mặt.
- Lựa chọn phong cách ăn mặc phù hợp nhằm truyền đạt tư tưởng văn hóa và thông điệp cá nhân.
Giao tiếp bằng trực quan
Giao tiếp trực quan là hình thức giao tiếp sử dụng các yếu tố liên quan đến thị giác và âm thanh như âm nhạc, biểu đồ, ký hiệu và phương tiện truyền thông để chia sẻ thông điệp.
Ví dụ về giao tiếp trực quan:
- Sử dụng âm nhạc, thanh âm để tạo nên một không gian cảm xúc, truyền tải suy nghĩ và tương tác với người nghe
- Sử dụng các ký hiệu minh họa và trình bày nội dung, thông tin một cách trực quan
Giao tiếp bằng các công cụ phương tiện truyền thông
Đây là hình thức giao tiếp sử dụng các kênh và công cụ như truyền hình, báo chí, radio và bao gồm cả những nền tảng truyền thông số để truyền đạt thông tin đến công chúng.
Ví dụ về giao tiếp bằng phương tiện truyền thông:
- Sử dụng mạng xã hội Facebook, Instagram để giao tiếp, tương tác và chia sẻ thông tin đến với cộng đồng.
- Tham gia buổi phỏng vấn trên truyền hình hoặc radio để truyền đạt ý kiến, quan điểm của mình đến với người nghe và người xem.
Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp đóng vai trò quan trọng giúp bạn tương tác, xây dựng mối quan hệ và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Để rèn luyện và cải thiện kỹ năng này, bạn cần hiểu và nắm được những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp.
- Kiến thức và thông tin: Đây là một trong những yếu tố nền tảng giúp bạn tự tin truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, chính xác nhất.
- Khả năng truyền đạt ngôn ngữ: Sử dụng ngôn ngữ thành thạo, chính xác sẽ tạo nên những cuộc hội thoại đúng mục đích, cởi mở và thoải mái cho mọi người.
- Kỹ năng lắng nghe: Trong một cuộc hội thoại, nếu biết cách lắng nghe một cách chân thành, tập trung, bạn sẽ thấu hiểu được ý của người khác và thể hiện sự tôn trọng, quan tâm dành cho đối phương.
- Ngôn ngữ cơ thể: Biểu cảm gương mặt và cử chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến việc truyền đạt ý kiến, ý tưởng của bạn trong khi giao tiếp.
- Sự tự tin: Khi giao tiếp, sự tự tin sẽ giúp lời nói rõ ràng và hành động mạnh mẽ, tự nhiên. Ngoài ra, việc tự tin cũng góp phần tạo sự đáng tin cậy của mình đối với người khác.
Hướng dẫn cách sử dụng kỹ năng giao tiếp tốt
Kỹ năng giao tiếp tốt giúp bạn truyền đạt ý kiến một cách rõ ràng, mượt mà, đồng thời tạo nên môi trường giao tiếp tích cực và hiệu quả. Để áp dụng kỹ năng này, chúng ta cần hiểu rõ những nguyên tắc cơ bản nhưng rất cần thiết, cụ thể được trình bày ở phần dưới đây.
Chuẩn bị trước khi giao tiếp
Trước khi gặp đối tượng giao tiếp, việc chuẩn bị kỹ lưỡng là một bước quan trọng nhằm hướng đến một cuộc gặp gỡ thành công và tiến đến một mối quan hệ tích cực. Bạn có thể luyện tập nói trước gương nhằm rèn luyện tác phong giao tiếp chuyên nghiệp và tạo ấn tượng mạnh mẽ khi giao tiếp. Ngoài ra, việc ghi chú những thông tin cần thiết giúp bạn tránh được những sai sót trong quá trình trao đổi và chia sẻ ý kiến, ý tưởng.
Nói chuyện mạch lạc và rõ ràng
Một trong những yếu tố khác để tạo sự thành công trong giao tiếp nằm ở việc đảm bảo thông điệp được truyền đạt một cách rõ ràng và dễ hiểu. Chính vì vậy, khách hàng sẽ nắm bắt và hiểu đúng vấn đề bạn muốn trình bày. Khi bạn truyền đạt ý kiến một cách mạch lạc, người nghe sẽ chú ý lắng nghe và tập trung hơn vào cuộc giao tiếp. Từ đó tạo nên ấn tượng chuyên nghiệp và tăng khả năng thành công trong công việc cũng như mối quan hệ với khách hàng.
Thái độ cởi mở, thân thiện
Thái độ thân thiện, cởi mở được xem là chìa khóa mở ra một cuộc giao tiếp tích cực và thành công. Việc duy trì thái độ tích cực giúp tăng cường sự thoải mái nên mọi người sẽ dễ dàng chia sẻ ý kiến, quan điểm của mình một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, thái độ giao tiếp thân thiện giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng và giữ gìn các mối quan hệ đồng nghiệp, khách hàng và đối tác, đặc biệt đối với những người làm việc trong lĩnh vực du lịch.
Chủ động và linh hoạt trong phong cách giao tiếp
Tùy thuộc vào đối tượng và tình huống cụ thể, bạn cần có phong cách giao tiếp hiệu quả và phù hợp. Để áp dụng kỹ năng giao tiếp một cách hiệu quả, bạn nên dành thời gian để quan sát, thấu hiểu và đánh giá đối tượng mà mình đang tương tác. Ví dụ, việc liên hệ với nhà tuyển dụng thông qua Email hay cuộc gọi điện trang trọng sẽ thể hiện sự quan tâm nghiêm túc đến công việc.
Phê bình mang tính chất xây dựng
Trong giao tiếp, khi việc phê bình được thực hiện một cách khách quan và chuyên nghiệp, đối phương sẽ nhận biết và hiểu rõ những điểm mạnh và điểm cần cải thiện của bản thân. Đây cũng chính là động lực giúp họ nỗ lực và phát triển hơn trong tương lai. Đặc biệt, những người quản lý nên tập trung vào vấn đề cần cải thiện thay vì chỉ tìm kiếm lỗi lầm và chỉ trích nhân viên.
Vì vậy, khi phê bình cần tránh những từ ngữ và thái độ không hợp lý, dẫn đến phản ứng tiêu cực và phẫn nộ của nhân viên. Thay vào đó, nhà quản lý cần tập trung đưa ra những phản hồi cụ thể, xác định vấn đề và đề xuất phương pháp cải thiện một cách tích cực.
Điều chỉnh ngữ điệu, tốc độ nói phù hợp
Ngữ điệu và tốc độ nói phù hợp là các yếu tố không thể thiếu trong việc tạo nên một môi trường giao tiếp, truyền đạt thông điệp hiệu quả.
- Về ngữ điệu: Người giao tiếp cần điều chỉnh giọng nói, biểu cảm và cử chỉ thích hợp nhằm truyền tải thông điệp, ý kiến rõ ràng hơn.
- Về tốc độ nói: Tốc độ nói cần phải được điều chỉnh hợp lý, không quá nhanh nhưng cũng không nên quá chậm. Nếu bạn nói quá nhanh, người nghe có thể gặp khó khăn trong việc nắm bắt và hiểu nội dung. Trong khi đó, tốc độ nói quá chậm sẽ khiến cuộc giao tiếp trở nên nhàm chán và mất tập trung.
Ưu tiên sử dụng những câu hỏi mở
Đặt câu hỏi mở là một cách hiệu quả để thúc đẩy sự tương tác, tạo điều kiện thích hợp cho việc trao đổi ý kiến và thông tin muốn truyền đạt. Tuy nhiên, bạn cũng nên sử dụng những câu hỏi mở một cách khôn khéo và cẩn thận. Nếu phạm vi câu hỏi quá rộng, điều này có thể dẫn đến sự mơ hồ và lãng phí thời gian trong quá trình thảo luận và đưa ra quyết định.
Top 10 cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả
Kỹ năng giao tiếp là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công trong nhiều lĩnh vực cuộc sống. Vì vậy, mỗi người cần phải nắm bắt và vận dụng hiệu quả những cách rèn luyện kỹ năng này. Dưới đây là top 10 cách rèn luyện và cải thiện kỹ năng giao tiếp, giúp bạn tự tin hơn trong việc truyền tải thông tin, ý kiến của mình.
Lắng nghe, tập trung
Tập trung lắng nghe vào những lời nói của đối phương là kỹ năng quan trọng và cơ bản trong quá trình giao tiếp hiệu quả. Khi bạn lắng nghe người nói một cách chân thành, đối phương sẽ cảm thấy được tôn trọng, quan tâm và thoải mái chia sẻ những ý kiến của bản thân. Một số lưu ý khi tập trung lắng nghe trong giao tiếp bao gồm:
- Tập trung vào người nói
- Không ngắt lời đối phương
- Sử dụng những từ, cụm từ phản hồi như “Ừm”, “Tôi hiểu”, “Tôi đồng ý”,…
- Hỏi lại đối phương để hiểu rõ nội dung hơn
Sử dụng giọng điệu tự tin, quyết đoán
Dưới đây là những cách giúp rèn luyện giọng điệu tự tin, quyết đoán mà bạn có thể tham khảo:
- Luyện tập phương pháp lấy hơi từ bụng: Đây là kỹ thuật giúp giọng nói của bạn trở nên mạnh mẽ, rõ ràng và dứt khoát hơn. Để áp dụng phương pháp này, bạn hãy đặt tay lên phần bụng và hít sâu cho đến khi bụng phình ra và ngực hơi nhô lên, sau đó vừa nói vừa thở từ từ.
- Luyện tập phát âm: Để phát âm rõ ràng, bạn nên tập trung và từng âm, từng từ và câu cụ thể, sao cho rõ ràng và mạch lạc. Bạn có thể đọc thêm sách, báo và tích cực tham gia vào các cuộc trò chuyện nhằm cải thiện khả năng phát âm của mình.
- Rèn luyện cách nói chậm và dứt khoát: Khi nói chậm vừa phải, bạn cần tập trung vào từng câu, nhấn mạnh các ý chính để người nghe dễ dàng theo dõi và hiểu nội dung bạn muốn truyền đạt.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Nhiều nghiên cứu cho thấy ngôn ngữ cơ thể chiếm đến 60% ý nghĩa của cuộc trò chuyện. Khi kết hợp lời nói và ngôn ngữ cơ thể một cách hợp lý, hài hòa, bạn có thể tạo ấn tượng sâu sắc và tăng cường hiệu quả trong mọi tình huống cũng như rèn luyện kỹ năng giao tiếp của mình. Những yếu tố bạn cần chú ý khi sử dụng ngôn ngữ cơ thể bao gồm: tư thế tự tin, cử chỉ tay tự nhiên và nụ cười thân thiện khi mở đầu và kết thúc cuộc trò chuyện.
Nhớ tên đối phương
Trong giao tiếp, việc nhớ tên đối phương sẽ thể hiện sự tôn trọng, quan tâm đến đối tượng giao tiếp và thông tin mà họ chia sẻ. Điều này góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, tăng cường sự tin tưởng và gắn kết. Một số cách nhớ tên đối phương hiệu quả có thể kể đến như: lặp lại tên nhiều lần trong buổi giao tiếp, liên tưởng tên của họ đến những đặc điểm nổi trội của đối phương.
Giao tiếp bằng mắt
Ánh mắt được xem là phương tiện giao tiếp lý tưởng, giúp truyền đạt thông điệp và cảm xúc hiệu quả hơn bất kỳ lời nói nào. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế nhìn chằm chằm vào đối phương trong khoảng thời gian dài vì có thể gây khó chịu hoặc cảm giác bị xâm phạm. Vì vậy, hãy nhìn thẳng vào mắt đối phương khoảng từ 3 – 5 giây, sau đó nhìn sang những nơi khác trên gương mặt họ hoặc nhìn xung quanh.
Giao tiếp rõ ràng với âm lượng vừa phải
Đây là cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp giúp bạn truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả, tạo cảm giác thoải mái cho người nghe. Âm lượng của giọng nói sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của người nghe và cách ý kiến được truyền đạt, vì vậy, bạn cần điều chỉnh sao cho vừa đủ nghe, đảm bảo rõ ràng khi giao tiếp.
Rèn luyện khả năng sử dụng ngôn từ
Ngôn từ là một phần quan trọng trong giao tiếp nên bạn cần nắm bắt những kỹ năng sử dụng chiếc “chìa khóa” này. Dưới đây là một số cách rèn luyện khả năng ngôn ngữ, ngôn từ một cách hiệu quả khi giao tiếp:
- Mở rộng vốn từ vựng bản thân bằng việc đọc tài liệu, sách, báo và tạp chí
- Thực hành giao tiếp mỗi ngày để sử dụng ngôn từ
- Học kỹ năng giao tiếp thông qua các chương trình trên radio, podcast hay phim ảnh
Rèn luyện cách điều khiển cảm xúc
Cảm xúc là yếu tố ảnh hưởng đến cách bạn diễn đạt, trình bày ý kiến và tương tác với đối phương trong bất kỳ cuộc giao tiếp nào. Chính vì vậy, bạn cần học cách điều chỉnh cảm xúc phù hợp trong cuộc trò chuyện, cụ thể như:
- Sử dụng kỹ thuật thở sâu
- Điều chỉnh suy nghĩ tích cực
- Lắng nghe bản thân mình trước khi bộc lộ cảm xúc
- Kiểm soát tốt những cảm xúc tiêu cực
- Không nên nóng giận vô cớ
Yêu cầu đối phương phản hồi về mình
Trong quá trình giao tiếp, việc yêu cầu phản hồi từ đối phương về bản thân mình là rất cần thiết. Điều này giúp duy trì sự tương tác tích cực, tạo điều kiện cho một môi trường giao tiếp chất lượng hơn. Phản hồi có thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực, nhưng điều quan trọng là chúng phải được truyền đạt một cách hợp lý và lịch sự. Khi lắng nghe và chấp nhận những nhận xét, góp ý cho người khác, bạn sẽ cải thiện được những điểm yếu của bản thân và phát huy những thế mạnh hiện có.
Hạn chế sử dụng điện thoại
Điện thoại là một thiết bị thiết yếu trong cuộc sống, giúp chúng ta kết nối và giao tiếp dễ dàng hơn. Tuy nhiên, để rèn luyện kỹ năng giao tiếp trực tiếp, việc thường xuyên sử dụng điện thoại sẽ gây nhiều tác hại, dẫn đến một cuộc trò chuyện xao nhãng và thiếu tôn trọng.
Vì vậy, bạn nên tắt thông báo hay tắt chuông điện thoại và tập trung vào cuộc trò chuyện, nhằm thể hiện sự quan tâm và tôn trọng dành cho đối phương. Tuy nhiên, trong những tình huống khẩn cấp, bạn có thể mở lời xin phép người đối diện một cách lịch sử để sử dụng điện thoại.
Những sai lầm cần tránh khi giao tiếp
Trong quá trình giao tiếp, bạn có thể sẽ mắc phải những sai lầm khiến thông điệp không được truyền tải một cách hiệu quả. Việc này gây ra những hiểu lầm và mâu thuẫn không đáng có. Sau đây là một số lỗi mà nhiều người thường gặp phải khi tham gia cuộc trò chuyện:
- Không tập trung vào những lời người khác đang nói, hay ngắt lời họ nhưng không xin phép
- Thể hiện thái độ tiêu cực, chê bai và phán xét câu chuyện của đối phương
- Giao tiếp không rõ ràng, lời nói ngập ngừng, vòng vo gây khó hiểu
- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể không phù hợp như khoanh tay, biểu cảm thiếu tự nhiên
- Nói chuyện lạc đề, tự khoa trương bản thân và đề cập những vấn đề nhạy cảm khiến đối phương khó chịu
- Thiếu sự tinh tế trong giao tiếp như nói thì thầm, lơ là lời nói của người khác hay quên tên của đối phương
- Bộc lộ cảm xúc tiêu cực, thường xuyên cáu gắt vô cớ
Trên đây là những cách sử dụng và cải thiện kỹ năng giao tiếp một cách hiệu quả. Có thể nói, kỹ năng giao tiếp chính là một trong những chìa khóa quan trọng mở lối đến với thành công của rất nhiều người. Chính vì vậy, mỗi người phải luôn cố gắng, nỗ lực trau dồi và cải thiện kỹ năng quan trọng này. Cuối cùng, bạn đừng quên theo dõi website của Cao Đẳng Du Lịch Sài Gòn để cập nhật thêm nhiều thông mới nhất liên quan đến các chuyên ngành Du lịch, Quản trị khách sạn, lữ hành nhé!
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ dưới đây:
- Trụ sở chính:
347A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 10, Quận 10, Tp.HCM
- Cơ sở 2:
20/11C Kỳ Đồng, Phường 09, Quận 3, Tp.HCM.
- Email:
tuvantuyensinh.dlsg@gmail.com
- Số điện thoại:
028.38.344.856, 028.62.973.210, 028.62.973.211
-
Hotline Tuyển sinh:
0906783686 – 0906776471 – 0988575086
- Giờ làm việc:
Sáng: 7g30 – 11g30, Chiều: 13g – 16g15 (Vui lòng cập nhật lịch làm việc thường xuyên trên fanpage)
- Xét tuyển Online ngay: TẠI ĐÂY
để bạn chọn học tại
Cao đẳng Du lịch Sài Gòn
Chương trình học70% thực hành, 30% lý thuyết
2.5 năm tiết kiệm thời gian, chi phí
100% sinh viên được giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp