Kỹ Năng Xử Lý Tình Huống Là Gì? Hướng Dẫn Cách Rèn Luyện Hiệu Quả
Khi bước vào thị trường lao động, dù là bất kỳ ngành nghề nào đều sẽ khó tránh khỏi những sự cố phát sinh, đòi hỏi chúng ta cần có kỹ năng xử lý tình huống nhạy bén. Đặc biệt, đối với những ngành dịch vụ Nhà hàng, Khách sạn hay Hướng dẫn Du lịch thường xuyên tiếp xúc với khách hàng thì việc trang bị kỹ năng này lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Vậy làm thế nào để rèn luyện kỹ năng xử lý những tình huống bất ngờ hiệu quả? Hãy cùng trường Cao đẳng Du Lịch Sài Gòn tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Kỹ năng xử lý tình huống là gì?
Kỹ năng xử lý tình huống là khả năng của một cá nhân hoặc nhóm người có thể đối phó và giải quyết hiệu quả những tình huống khó khăn xảy ra bất ngờ trong công việc, cuộc sống thường ngày. Trong đó, kỹ năng này đòi hỏi rất nhiều về tính nhạy bén, khả năng quan sát tốt, tư duy logic, sáng tạo, phân tích và quyết đoán để có thể nhanh chóng đưa ra hướng giải quyết vấn đề tối ưu nhất.
Tầm quan trọng của kỹ năng xử lý tình huống trong cuộc sống
Các khiếu nại, phàn nàn của khách hàng hay những mâu thuẫn, xung đột, bất đồng quan điểm,… là những tình huống rất dễ bắt gặp trong công việc và cuộc sống thường ngày. Vào những trường hợp này, vai trò của kỹ năng xử lý tình huống vô cùng quan trọng góp phần vào việc làm giảm bớt mức độ phức tạp của vấn đề, ổn định cảm xúc và giải hòa nhanh chóng.
Kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc
Việc trang bị kỹ năng xử lý tình huống đủ tốt cũng đồng nghĩa với việc bạn đã rèn luyện được khả năng kiểm soát cảm xúc cá nhân. Bởi vì, để ứng biến và xử lý nhanh tình huống thì yêu cầu bạn phải giữ cho tinh thần của bản thân bình tĩnh và ổn định, kiềm chế sự sợ hãi, căng thẳng hoặc lo lắng.
Giải quyết tốt mọi vấn đề
Kỹ năng xử lý tình huống cũng cho phép mỗi cá nhân có thể đưa những quyết định hay hướng giải quyết sáng suốt và thông minh. Từ việc kiểm soát tốt cảm xúc cá nhân, bạn cũng dễ dàng nhìn nhận vấn đề, liên kết các yếu tố liên quan, tổng hợp và tìm ra giải pháp sáng suốt, hiệu quả.
Thích nghi và linh hoạt
Thích ứng và linh hoạt là những điều không thể thiếu để chúng ta có thể tồn tại và bắt nhịp nhanh với tốc độ phát triển, biến đổi chóng mặt của thời đại ngày nay. Trong khi đó, kỹ năng xử lý tình huống giúp mỗi người rèn luyện được khả năng ứng biến nhanh với mọi khó khăn và sự thay đổi. Đồng thời, kỹ năng này cũng cho phép bạn được linh hoạt dựa theo tình hình thực tế ở thời điểm xảy ra vấn đề để đưa ra giải pháp xử lý khéo léo nhưng vẫn đảm bảo quy chuẩn.
Thể hiện sự tự tin
Kỹ năng xử lý tình huống cũng rèn luyện cho mỗi người sự tự tin, tin tưởng vào lối suy nghĩ của bản thân và sự chắc chắn để đưa ra quyết định xử lý đúng đắn. Từ đó, bạn xây dựng được độ uy tín, chuyên nghiệp cũng như nhận được sự tôn trọng của đồng nghiệp, đối tác hay khách hàng trong công việc.
Quản lý và lãnh đạo hiệu quả
Sự tự tin, quản trị cảm xúc và khả năng thích ứng nhanh,… từ quá trình rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống cũng là những nhân tố quan trọng tạo nên một người lãnh đạo, một General Manager tài giỏi. Khi xảy ra một tình huống bất ngờ thì bạn có thể tự tin đứng ra điều phối nhóm, phân công nhiệm vụ và nhạy bén đưa ra các hành động cần thiết để xử lý vấn đề hiệu quả.
Năng cao kỹ năng phản biện
Kỹ năng xử lý tình huống khuyến khích mỗi cá nhân nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc nhìn và tìm ra nguồn gốc nguyên nhân của vấn đề. Từ đó, xây dựng cơ sở lý thuyết chắc chắn để có thể đưa ra lập luận, sắp xếp ý kiến phản biện logic cũng như đưa ra nhiều phương án xử lý vấn đề khác nhau.
Dễ dàng phát triển bản thân
Để rèn luyện tốt kỹ năng này, bạn cần phải trau dồi bản thân tiến bộ hơn mỗi ngày từ những kỹ năng nhỏ nhất như: quản trị cảm xúc, quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp,… Điều này góp phần giúp bạn tăng hiệu suất làm việc cũng như dần nhận được sự tín nhiệm và công nhận của đồng nghiệp, cấp trên về sự nỗ lực không ngừng của bản thân.
Các bước xử lý tình huống trong giao tiếp hiện nay
Hiện nay, kỹ năng xử lý tình huống đã được đưa vào chương trình giảng dạy bậc Cao đẳng cho hầu hết các ngành học nhằm trang bị những kỹ năng cần thiết cho sinh viên. Đặc biệt, kỹ năng này còn là một trong những điểm kiến thức chủ chốt hay môn học bắt buộc của những ngành học dịch vụ như: Hướng dẫn Du lịch, Quản trị Khách sạn, Quản trị Lữ hành và Kỹ thuật Chế biến Món ăn. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước xử lý tình huống bất ngờ thường xảy ra trong môi trường làm việc:
Bước 1: Nắm bắt và hiểu rõ tình huống
Điều quan trọng đầu tiên cần làm khi xảy ra tình huống ngoài ý muốn là xác định rõ ràng loại tình huống, nguyên nhân phát sinh vấn đề, những phận sự có liên quan,… bằng cách:
- Quan sát và tập trung lắng nghe.
- Đưa ra câu hỏi có tính logic để tìm hiểu và thu thập thông tin hữu ích.
- Thu thập thêm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
Bước 2: Xác định mục tiêu để đưa ra hướng giải quyết
Dựa trên những thông tin thu thập được từ quá trình quan sát và lắng nghe, bạn xác định mục tiêu, kết quả cuối cùng muốn đạt được của bản thân và đối phương. Từ đó, đưa ra những hướng xử lý hay giải pháp thỏa mãn cả đôi bên.
Bước 3: Đưa ra giải pháp
Trước khi đưa ra quyết định cũng như đảm bảo phương án xử lý tình huống có hiệu quả cao, bạn cần xác định những yếu tố sau:
- Tính khả thi và phù hợp của giải pháp.
- Tỷ lệ đạt được kết quả cuối cùng như mong muốn của giải pháp.
- Sự đồng thuận, hài lòng của những bên có liên quan.
Bước 4: Triển khai và đánh giá kết quả
Sau khi các bên đều đồng ý với giải pháp xử lý đã đưa ra thì bạn tiến hành triển khai theo như kế hoạch đã định. Đặc biệt, bạn cần thường xuyên theo sát tiến độ và đánh giá kết quả để kịp thời có hướng điều chỉnh phù hợp nếu cần thiết.
Những kỹ năng cần có để xử lý tình huống hiệu quả
Kỹ năng xử lý tình huống yêu cầu sự kết hợp đồng thời của nhiều kỹ năng khác nhau để có thể đưa ra cách giải quyết và xử lý vấn đề tối ưu, phù hợp nhất. Dưới đây là các kỹ năng giải quyết vấn đề khi làm việc cần có:
Kỹ năng lắng nghe và tư duy logic
Tư duy logic và lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng để rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống trong công việc, cuộc sống. Khi có một tư duy linh hoạt và tích cực lắng nghe ý kiến từ người khác, bạn sẽ không còn bị bó buộc trong bất kỳ khuôn khổ hay lối mòn suy nghĩ. Từ đó, dễ dàng đưa ra những hướng xử lý tình huống có tính xây dựng và sáng tạo hơn cũng như phát hiện ra nhiều khía cạnh mới của vấn đề.
Kỹ năng thuyết phục và đàm phán
Để có thể đủ sức ảnh hưởng, nhận được sự đồng thuận từ người khác về giải pháp do bản thân đề ra thì thuyết phục và đàm phán là những kỹ năng xử lý tình huống trong giao tiếp không thể thiếu. Cụ thể, bạn cần phải biết cách hệ thống các điểm mấu chốt và liên quan của vấn đề một cách logic để có căn cứ lập luận vững chắc về hiệu quả của những hướng giải quyết mà bạn đưa ra.
Kỹ năng điều khiển cảm xúc và giải quyết xung đột
Quản trị cảm xúc là một trong các kỹ năng xử lý tình huống trong giao tiếp, công việc quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của các phương án giải quyết vấn đề. Nếu biết cách điều khiển cảm xúc, giữ tâm trạng được bình tĩnh thì sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách khách quan cũng như giảm bớt trạng thái căng thẳng của những cuộc xung đột.
Kỹ năng giao tiếp hiệu quả
Để giảm bớt không khí căng thẳng khi xảy ra xung đột, xoa dịu tâm trạng khó chịu của mọi người thì cách nói chuyện nhẹ nhàng và lịch sự đi kèm lời xin lỗi thiện chí là giải pháp hữu hiệu. Khi mọi người đều đã được ổn định cảm xúc thì sẽ dễ dàng cùng nhau đóng góp ý kiến cũng như đưa ra hướng xử lý phù hợp cho cả đôi bên.
Hướng dẫn cách rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống chuyên nghiệp
Rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống cần có một phương pháp phù hợp và kết hợp đồng thời nhiều kỹ năng mềm khác nhau một cách hài hòa để đạt được hiệu quả tốt nhất. Sau đây Cao đẳng Du Lịch Sài Gòn sẽ gợi ý cho bạn một số cách nâng cao kỹ năng này tốt hơn mỗi ngày.
Rút kinh nghiệm từ những tình huống đã xảy ra
Bạn có thể dành thời gian để hồi tưởng lại cũng như đút kết kinh nghiệm từ những tình huống đã xảy ra trong quá khứ. Cụ thể, bạn cần xác định loại tình huống, ghi chép ra giấy những quyết định đã đưa ra hay hành động của bản thân để giải quyết vấn đề và hiệu quả của giải pháp. Từ đó, bạn có thể tổng kết được những điểm tốt cần duy trình và điểm cần cải thiện để xử lý tốt hơn những tình huống có thể phát sinh trong tương lai.
Thực hành giải quyết vấn đề
Việc thực hành tự tạo ra các tình huống để luyện tập kỹ năng xử lý tình huống sẽ giúp bạn học được cách đối mặt với mọi tình huống khác nhau. Đồng thời, bạn cũng rèn luyện được khả năng phản xạ nhanh và nhạy bén, quyết đoán đưa ra cách xử lý hiệu quả.
Học hỏi từ người khác
Học hỏi từ những người có kinh nghiệm, quan sát các hành động và cách xử lý tình huống của người khác là một cách rèn luyện kỹ năng xử tình huống hiệu quả. Việc kết hợp kinh nghiệm của bản thân và điểm hay trong cách xử lý của người khác sẽ giúp bạn tăng thêm tính linh hoạt và sáng tạo. Từ đó, có thể đưa ra đa dạng hướng giải quyết hay lựa chọn tốt hơn.
Giữ bình tĩnh và linh hoạt trong mọi tình huống
Khi đối mặt với những tình huống căng thẳng và có tính thử thách cao, việc học cách giữ bình tĩnh sẽ giúp bạn có thể đưa ra những quyết định sáng suốt. Vì vậy, bạn nên luyện tập cách điều tiết và kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân thông qua những phương pháp như ngồi thiền định hoặc tập yoga,…
Tự đánh giá và chủ động cải thiện
Việc tập cho bản thân thói quen ghi chú, tự đánh giá lại sau mỗi lần xử lý tình huống là một phương pháp hay giúp bạn nhìn nhận được những điểm yếu và cải thiện nhanh chóng. Ngoài ra, bạn có thể xin ý kiến phản hồi hay cảm nhận từ mọi người xung quanh về cách giải quyết của bản thân để có đánh giá khách quan hơn.
Một số lưu ý khi xử lý các tình huống trong giao tiếp hiện nay
Dưới đây là một số điểm quan trọng cần lưu ý khi xử lý các tình huống trong công việc và đời sống thường ngày:
- Kiểm soát cảm xúc: Khi đối mặt những tình huống căng thẳng, bạn cần phải giữ bình tĩnh, kiềm chế sự nóng giận hay lo lắng để tránh đưa ra những phản ứng quá mức cũng như đưa ra quyết định đúng đắn.
- Diễn đạt dùng câu từ phù hợp: Lời nói lịch sự, giọng điệu nhẹ nhàng và cách dùng câu từ phù hợp sẽ giúp xoa dịu không khí căng thẳng của mọi cuộc xung đột cũng như giúp tránh các hiểu lầm không đáng có.
- Đánh giá sự việc từ nhiều góc nhìn: Việc nhìn nhận từ góc độ của người khác sẽ giúp bạn hiểu rõ đối phương, từ đó đưa ra hướng xử lý thỏa đáng cho cả đôi bên.
- Tự tin và tử tế: Sự tự tin sẽ tiếp cho bạn năng lượng cũng như dẫn hướng suy nghĩ xử lý vấn đề một cách trôi chảy và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần luôn giữ thái độ tôn trọng với đối phương để tránh sự việc chuyển biến theo hướng tệ hơn.
- Giải quyết xung đột giao tiếp: Khi xảy ra các xung đột, bạn hãy cố gắng đưa ra hướng giải quyết mang tính xây dựng, tập trung vào sự hòa hợp và công bằng cho cả đôi bên.
- Rút kinh nghiệm, học hỏi và cải thiện: Hãy luôn giữ thái độ học hỏi và không ngừng cải thiện những điểm yếu của bản thân cũng như tiếp thu ý kiến từ người khác. Điều này sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng xử lý tình huống cũng như phát triển bản thân ngày một tốt hơn.
Trên đây, Cao đẳng Du Lịch Sài Gòn đã chia sẻ thông tin chi tiết về các phương pháp để rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống hiệu quả, hy vọng sẽ hữu ích với bạn. Có thể thấy, kỹ năng giải quyết vấn đề là một kỹ năng mềm không thể thiếu trong công việc và đời sống thường ngày. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và thúc đẩy kinh tế du lịch mạnh mẽ ngày nay thì các bạn trẻ theo học các chuyên ngành quản trị Nhà hàng Khách sạn hay Hướng dẫn viên du lịch càng cần chú trọng đầu tư hơn về kỹ năng này.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ dưới đây:
- Trụ sở chính:
347A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 11, Quận 10, Tp.HCM
- Cơ sở 2:
20/11C Kỳ Đồng, Phường 09, Quận 3, Tp.HCM.
- Email:
tuvantuyensinh.dlsg@gmail.com
- Số điện thoại:
028.38.344.856, 028.62.973.210, 028.62.973.211
-
Hotline Tuyển sinh:
0906783686 – 0906776471 – 0988575086
- Giờ làm việc:
Sáng: 7g30 – 11g30, Chiều: 13g – 21g
- Xét tuyển Online ngay: TẠI ĐÂY
để bạn chọn học tại
Cao đẳng Du lịch Sài Gòn
Chương trình học70% thực hành, 30% lý thuyết
2.5 năm tiết kiệm thời gian, chi phí
100% sinh viên được giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp