Dịch vụ Laundry là gì? Vai trò và công việc của bộ phận Laundry

Laundry là gì

Nếu bạn làm việc trong ngành khách sạn hoặc có mối quan tâm đến lĩnh vực này, thuật ngữ “Laundry” chắc chắn không còn xa lạ. Vậy Laundry là gì? Vai trò, trách nhiệm và các công việc của bộ phận Laundry trong khách sạn như thế nào? Cùng Cao đẳng Du lịch Sài Gòn tìm hiểu chi tiết để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và công việc hàng ngày của bộ phận này trong khách sạn.

Bộ phận Laundry đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tiêu chuẩn vệ sinh và đảm bảo chất lượng dịch vụ của khách sạn

Bộ phận Laundry đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tiêu chuẩn vệ sinh và đảm bảo chất lượng dịch vụ của khách sạn

Laundry là gì?

Bộ phận Giặt là (Laundry) giữ vai trò thiết yếu trong việc duy trì tiêu chuẩn vệ sinh và chất lượng dịch vụ tại khách sạn. Đây là bộ phận chịu trách nhiệm toàn diện về việc giặt giũ, là ủi và bảo quản các sản phẩm vải, bao gồm chăn, ga, gối, khăn tắm, rèm cửa, đồng phục nhân viên và cả trang phục của khách khi có yêu cầu.

Với việc áp dụng các quy trình giặt là nghiêm ngặt, sử dụng thiết bị công nghệ hiện đại và hóa chất chuyên dụng, đội ngũ này đảm bảo các sản phẩm vải được xử lý đúng cách, kéo dài tuổi thọ và đạt tiêu chuẩn cao nhất.

Ngoài ra, bộ phận này còn chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ số lượng và quy trình xử lý đồ vải, từ phân loại, giặt ướt, giặt khô đến khử trùng, nhằm đảm bảo đáp ứng các yêu cầu khắt khe về vệ sinh an toàn cho cả khách lưu trú và nhân viên. Sự vận hành hiệu quả của bộ phận này góp phần quan trọng trong việc củng cố hình ảnh chuyên nghiệp và đẳng cấp của khách sạn.

Dịch vụ giặt là trong khách sạn

Dịch vụ giặt là trong khách sạn

Công việc của Laundry là gì?

Bộ phận giặt là trong khách sạn là bộ phận chịu trách nhiệm quản lý và xử lý tất cả các loại vải theo các tiêu chuẩn của khách sạn. Vậy các công việc cụ thể của Laundry là gì?

  • Thu gom hàng vải bẩn: Nhân viên giặt là sẽ thu thập hàng vải bẩn từ các khu vực khác nhau trong khách sạn theo lịch trình cố định, thường là vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Quá trình này bao gồm việc thu thập chăn, ga, gối, khăn tắm từ phòng khách, đồng phục nhân viên, khăn ăn, khăn trải bàn từ các khu vực ẩm thực (F&B), cũng như các loại vải sử dụng tại các khu vực chung. Việc thu gom được thực hiện theo quy trình chặt chẽ nhằm đảm bảo vệ sinh và tránh lây nhiễm chéo giữa các loại vải. 
  • Chuyển hàng vải bẩn đi giặt: Sau khi thu gom, hàng vải bẩn được chuyển đến khu vực giặt là. Nhân viên giặt là phải đảm bảo đặt hàng vải vào sọt một cách gọn gàng, tránh để khăn và vải kéo lê dưới sàn.
  • Phân loại hàng vải: Dựa vào tình trạng của hàng vải, loại vết bẩn, màu sắc và chất liệu vải, nhân viên phân loại để giặt trong các máy khác nhau. Việc phân loại này giúp tránh quá tải hoặc vải bị nhiễm màu trong quá trình giặt.
  • Giặt: Sau khi phân loại, hàng vải được đưa vào máy giặt. Nhân viên chọn phương pháp giặt phù hợp với từng loại hàng vải. Đối với những hàng vải bẩn nhiều, có thể sử dụng hóa chất tẩy rửa để xử lý trước khi giặt.
  • Sấy khô và ủi: Sau khi giặt, hàng vải được vắt và sấy khô. Nhân viên điều chỉnh thời gian và nhiệt độ sấy phù hợp với chất liệu vải, đảm bảo vải khô mà không bị hư hại. Vải sợi tổng hợp nên sấy ở nhiệt độ thấp, vải mỏng ở nhiệt độ trung bình, và vải cotton ở nhiệt độ cao. Đối với chất liệu lông tơ, không cần sấy. Sau đó, các vật dụng cần thiết được ủi phẳng.
  • Xếp khăn và trang phục: Sau khi sấy khô và ủi, hàng vải được xếp lại theo kích thước nhất định và thay thế cho các đồ bẩn. Trang phục của khách được xếp gọn hoặc treo móc, bọc trong túi nilon để giao trả cho khách.
  • Giao lại trang phục cho khách: Nhân viên Laundry phải giao lại trang phục đúng số phòng, xác nhận số lượng và tình trạng với khách, để trang phục trong giỏ đựng hoặc túi có danh sách đính kèm. Sau đó, thu lại phiếu dịch vụ và yêu cầu khách ký nhận. Cuối cùng, gạch danh sách đồ đã trả và ghi rõ thời gian trả cụ thể, kiểm tra và xử lý nếu còn phần nào chưa hoàn tất.

Bên cạnh các nhiệm vụ chính trên, nhân viên Laundry thỉnh thoảng cũng cần thực hiện một số công việc quan trọng sau:

  • Đào tạo và nâng cao kỹ năng nhân viên: Tổ chức các buổi đào tạo và phát triển kỹ năng cho nhân viên Laundry để đảm bảo họ luôn nắm vững quy trình và tiêu chuẩn vệ sinh. Điều này không chỉ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ giặt là mà còn tăng cường sự hài lòng của khách hàng và uy tín của khách sạn.
Các công việc theo trình tự này đảm bảo tất cả các loại vải trong khách sạn luôn sạch sẽ, gọn gàng và sẵn sàng phục vụ khách hàng

Các công việc theo trình tự này đảm bảo tất cả các loại vải trong khách sạn luôn sạch sẽ, gọn gàng và sẵn sàng phục vụ khách hàng

Vai trò của bộ phận Laundry trong khách sạn

Tầm quan trọng của bộ phận Laundry là gì trong hoạt động thường nhật của khách sạn? Các nhiệm vụ ấy bao gồm:

  • Duy trì sự sạch sẽ của đồ vải trong khách sạn: Bộ phận Laundry chịu trách nhiệm duy trì sự sạch sẽ và gọn gàng cho tất cả các đồ vải trong khách sạn như chăn, ga, vỏ gối, khăn, rèm cửa và đồng phục nhân viên. Chỉ khi các vật dụng này được giặt sạch và ủi phẳng, các bộ phận khác như buồng phòng, nhà hàng, bếp và lễ tân mới có thể vận hành hiệu quả, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách lưu trú. 
  • Góp phần xây dựng hình ảnh và thương hiệu khách sạn: Sự sạch sẽ và tinh tươm  của các đồ vải trong khách sạn tạo ấn tượng tốt đẹp với khách hàng. Ngoài ra, hình ảnh các nhân viên khách sạn, đặc biệt là nhân viên lễ tân với đồng phục sạch sẽ và phẳng phiu, giúp nâng cao đẳng cấp và chuyên nghiệp của khách sạn. Khi nhận thấy chất lượng dịch vụ giặt là tốt, khách hàng sẽ có ấn tượng tích cực và sẵn lòng quay lại khách sạn trong tương lai.
  • Tăng nguồn thu nhập cho khách sạn: Bộ phận giặt là là một trong bốn bộ phận quan trọng trực thuộc khối buồng phòng, đóng góp đáng kể vào tổng doanh thu của khách sạn.
Bộ phận Laundry đảm bảo tất cả đồ vải luôn trong tình trạng hoàn hảo, góp phần tạo nên không gian khách sạn sang trọng

Bộ phận Laundry đảm bảo tất cả đồ vải luôn trong tình trạng hoàn hảo, góp phần tạo nên không gian khách sạn sang trọng

Quy trình xử lý dịch vụ giặt là tại khách sạn

Quy trình giặt là trong khách sạn được thực hiện theo tiêu chuẩn chuyên nghiệp nhằm đảm bảo đồ vải luôn sạch sẽ, thơm mát và duy trì chất lượng tốt nhất. Dưới đây là các bước cơ bản trong quy trình giặt là: 

Bước 1: Nhận yêu cầu giặt là từ khách hàng:

  • Khi khách hàng có nhu cầu giặt là, nhân viên phụ trách sẽ thu gom đồ giặt vào giờ quy định. Khách hàng thường sẽ đặt sẵn đồ giặt vào giỏ đựng hoặc liên hệ trực tiếp với bộ phận lễ tân (Front office) hoặc buồng phòng để nhân viên đến nhận đồ.
  • Sau khi nhận trang phục cần giặt, nhân viên kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng như vết bẩn, hư hỏng hoặc phần vải bị rách, sau đó xác nhận lại với khách.
  • Thông báo cho khách hàng về chi phí phát sinh và thời gian thực hiện dịch vụ giặt là: Có thể vào ngày hôm sau (24 giờ), trong ngày (8 giờ) hoặc dịch vụ nhanh (1 giờ).
  • Ghi đầy đủ thông tin như số phòng, tên khách, loại trang phục, số lượng, tình trạng quần áo, hình thức giặt (giặt khô, giặt ướt), thời gian nhận và thời gian giao vào phiếu giặt, khách hàng cần xác nhận thông tin và ký vào phiếu giặt để đảm bảo tính chính xác. Phiếu giặt thường có 2 hoặc 3 liên tùy theo quy định của từng khách sạn.
  • Trước khi giao trang phục cho bộ phận giặt là, nhân viên cần kiểm tra xem thông tin phòng đã được ghi trên túi đựng đồ và danh sách, rồi gạch dòng nhận “danh mục giặt đồ của khách”.

Bước 2: Giao trang phục cho bộ phận giặt là: Sau khi hoàn thành bước đầu tiên, nhân viên Laundry sẽ xác nhận lại tình trạng trang phục với bộ phận giặt là khi giao đồ, đồng thời giao cho họ một liên phiếu yêu cầu và ký xác nhận khi hoàn tất kiểm tra.

Bước 3: Nhận trang phục đã giặt xong: Trước khi trả trang phục cho khách, nhân viên Laundry sẽ kiểm tra lại số lượng và tình trạng quần áo. Trong trường hợp trang phục bị hư hỏng hoặc thất lạc do lỗi của bộ phận giặt là, khách sạn có trách nhiệm xử lý và bồi thường theo chính sách quy định.

Bước 4: Hoàn trả trang phục cho khách: Trước khi trả lại đồ đã giặt sạch cho khách hàng, nhân viên Laundry phải xác nhận số lượng và tình trạng của trang phục với khách, đồng thời đảm bảo đồ được giao lại đúng số phòng. Trang phục cần được đặt trong giỏ hoặc túi đính kèm danh sách kiểm tra. Sau khi giao đồ, nhân viên phải thu lại phiếu dịch vụ từ khách và yêu cầu khách ký nhận đồ giặt. Danh sách đồ giặt đã trả cần được gạch đi và ghi rõ thời gian trả cụ thể. Nếu còn bất kỳ phần nào chưa hoàn tất, nhân viên cần kiểm tra lại và xử lý kịp thời.

Bước 5: Lưu trữ nội dung giao nhận giặt là: Sau khi hoàn tất việc trả đồ, nhân viên Laundry giao lại phiếu dịch vụ giặt là cho thư ký của bộ phận để lưu vào sổ giao nhận giặt là hoặc phần mềm quản lý chuyên dụng. Nội dung này sẽ được chuyển vào hồ sơ và tính chi phí cho khách hàng sử dụng dịch vụ.

Nhân viên Laundry thực hiện từng bước trên để duy trì sự sạch sẽ và nâng cao tính chuyên nghiệp của khách sạn

Nhân viên Laundry thực hiện từng bước trên để duy trì sự sạch sẽ và nâng cao tính chuyên nghiệp của khách sạn

Các yêu cầu để đảm nhận các công việc của một nhân viên giặt ủi

Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết để trở thành nhân viên Laundry là gì? Người lao động cần có:

  • Kiến thức về các loại vải và hóa chất giặt là: Nhân viên cần hiểu rõ các loại vải khác nhau, các loại bột giặt và phương pháp giặt phù hợp. Một sai sót nhỏ trong việc giặt có thể làm hỏng đồ của khách và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của khách sạn.
  • Sự khéo léo và tỉ mỉ: Công việc Laundry đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo trong từng khâu, từ phân loại vải, giặt, sấy khô, đến ủi, sắp xếp và gấp quần áo tinh tươm, cũng như điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với từng loại vải. Sự cẩn thận trong từng khâu là yếu tố quyết định đến chất lượng dịch vụ.
  • Kinh nghiệm và kỹ năng sử dụng máy móc giặt là: Mặc dù công việc này khá phổ thông, trong môi trường khách sạn, các thao tác giặt là thường được thực hiện bằng máy móc. Nhân viên cần nắm vững cách sử dụng các thiết bị giặt là như máy giặt, máy ủi và máy sấy quần áo. Một số khách sạn có thể chấp nhận nhân viên chưa có kinh nghiệm và sẽ tiến hành đào tạo. Tuy nhiên, thời gian đào tạo thường ngắn. Vì vậy, nhân viên cần tự học và nắm vững kỹ năng từ các hướng dẫn để đáp ứng yêu cầu của khách sạn và khách hàng.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt: Nhân viên Laundry cần có khả năng giao tiếp hiệu quả với các bộ phận khác trong khách sạn cũng như với khách hàng. Khả năng lắng nghe và truyền đạt thông tin một cách rõ ràng giúp đảm bảo các yêu cầu đặc biệt của khách hàng được hiểu và thực hiện đúng.
  • Khả năng làm việc nhóm: Công việc giặt là thường yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong bộ phận Laundry và với các bộ phận khác trong khách sạn. Nhân viên cần có tinh thần hợp tác và khả năng làm việc nhóm tốt để đảm bảo hiệu quả công việc.
  • Sự kiên nhẫn và kỹ năng giải quyết vấn đề: Công việc giặt là có thể gặp phải nhiều tình huống khó khăn như vết bẩn cứng đầu, thiết bị hỏng hóc, hay yêu cầu khắt khe từ khách hàng. Nhân viên cần có sự kiên nhẫn và kỹ năng giải quyết vấn đề tốt để xử lý mọi tình huống một cách hợp lý.
  • Tinh thần trách nhiệm và khả năng làm việc dưới áp lực: Nhân viên giặt ủi cần có tinh thần trách nhiệm cao và khả năng làm việc hiệu quả dưới áp lực, đảm bảo hoàn thành công việc đúng thời hạn và đạt chất lượng cao.
Nhân viên Laundry cần có kiến thức chuyên môn, khéo léo, tỉ mỉ và thành thạo sử dụng các thiết bị giặt là

Nhân viên Laundry cần có kiến thức chuyên môn, khéo léo, tỉ mỉ và thành thạo sử dụng các thiết bị giặt là

Dù không hào nhoáng như các bộ phận khác trong khách sạn, bộ phận Laundry vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc mang đến ấn tượng tích cực về sự sạch sẽ và chất lượng dịch vụ. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về dịch vụ Laundry là gì và các công việc hàng ngày của bộ phận này.

Nếu bạn đang tìm kiếm nơi đào tạo và thực hành quy trình dọn phòng chuyên nghiệp, hãy xem xét chương trình Quản trị Khách sạn tại Cao đẳng Du lịch Sài Gòn. Với thời gian học chỉ 2,5 năm, chương trình đào tạo này có 70% thời lượng là thực hành. Sinh viên sẽ được hướng dẫn bởi đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm đến từ các doanh nghiệp trong ngành, giúp họ nắm vững kiến thức thực tiễn và chuẩn bị tốt cho việc làm ngay khi còn đang học. Để biết thêm chi tiết, bạn có thể truy cập website của trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn hoặc liên hệ qua số hotline 0906783686 – 0906776471 – 0988575086 để được tư vấn chi tiết.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ dưới đây:

  • Trụ sở chính: 347A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 10, Quận 10, Tp.HCM
  • Cơ sở 2: 20/11C Kỳ Đồng, Phường 09, Quận 3, Tp.HCM.
  • Email: tuvantuyensinh.dlsg@gmail.com
  • Số điện thoại: 028.38.344.856, 028.62.973.210, 028.62.973.211
  • Hotline Tuyển sinh: 0906783686 – 0906776471 – 0988575086
  • Giờ làm việc:

Sáng: 7g30 – 11g30, Chiều: 13g – 16g15 (Vui lòng cập nhật lịch làm việc thường xuyên trên fanpage)

3 Lý do chính

để bạn chọn học tại
Cao đẳng Du lịch Sài Gòn

Chương trình học
70% thực hành, 30% lý thuyết

2.5 năm tiết kiệm thời gian, chi phí

100% sinh viên được giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TOP 11 cách chế biến món Âu mà mọi đầu bếp cần biết
Ẩm thực châu Âu luôn đem đến một cảm giác sang trọng và phong phú, kết hợp từ những nguyên liệu tinh túy đến những kỹ thuật chế biến tinh tế. Dù bạn là một đầu bếp chuyên nghiệp hay đơn giản là một người yêu ẩm thực, việc nắm vững những phương pháp chế […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 01/04/2025

Thực trạng chuyển đổi số trong ngành du lịch trong những năm gần đây
Du lịch là một trong những ngành kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho quốc gia mà không cần xuất khẩu hàng hóa hay tài nguyên. Các dịch vụ và trải nghiệm du lịch không chỉ thúc đẩy kinh tế nội địa mà còn làm […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 01/04/2025

Hệ thống PMS là gì? Thông tin chi tiết về phần mềm PMS
Trong ngành khách sạn, việc quản lý hiệu quả các hoạt động vận hành hằng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao trải nghiệm khách hàng và tối ưu hóa doanh thu và lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này, các khách sạn cần đến sự hỗ trợ của Hệ thống […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 01/04/2025

Revenue Manager là ai? Những điều nên biết về quản lý doanh thu
Quản lý doanh thu (Revenue Management) là quá trình quản lý và tối ưu doanh thu và lợi nhuận cho khách sạn qua việc điều chỉnh giá phòng trung bình hàng ngày (ADR) và tỷ lệ lấp đầy (OCC) để tối đa hóa doanh thu trên mỗi phòng khả dụng (RevPAR). Trong lĩnh vực này, […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 01/04/2025

Turndown Service là gì? Các công việc cần thực hiện từ A-Z
Trong ngành khách sạn, thuật ngữ Turndown Service không chỉ quen thuộc với nhân viên bộ phận Housekeeping mà còn với tất cả những ai làm việc trong lĩnh vực này. Đây là dịch vụ đặc biệt được cung cấp nhằm mang đến trải nghiệm nghỉ dưỡng tốt nhất cho khách lưu trú. Vậy Turndown […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 27/03/2025

Going Green là gì? Trào lưu khách sạn Going Green tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, “Going Green” – xu hướng phát triển bền vững đang nhận được sự quan tâm lớn từ cả du khách lẫn các doanh nghiệp. Không chỉ đơn thuần là một phong trào, việc áp dụng các tiêu chí “xanh” đã và đang trở thành một yếu tố quan trọng trong […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 27/03/2025

10