Nên học marketing hay Quản trị Khách sạn sẽ tốt hơn​?

Nên học Marketing hay Quản trị Khách sạn

Sau khi tốt nghiệp THPT, việc chọn ngành học là một quyết định quan trọng. Một trong những mối bận tâm của nhiều học sinh là làm sao chọn được ngành học dễ xin việc và có nhu cầu cao trên thị trường lao động. Trong đó, ngành Quản trị Kinh doanh và Marketing đều có tiềm năng phát triển lớn và cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Nếu bạn vẫn chưa biết nên học Marketing hay Quản trị Khách sạn, hãy cùng Cao đẳng Du lịch Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về từng ngành học trong bài viết dưới đây.

Tùy theo sở thích, kỹ năng và mục tiêu nghề nghiệp của mình, sinh viên quyết định nên học marketing hay Quản trị Khách sạn?

Tùy theo sở thích, kỹ năng và mục tiêu nghề nghiệp của mình, sinh viên quyết định nên học marketing hay Quản trị Khách sạn?

Học Marketing là học những gì? Yêu cầu cần có khi học ngành Marketing

Marketing là một ngành học trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm/dịch vụ. Lĩnh vực này bao gồm nhiều khía cạnh như nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, phát triển sản phẩm/dịch vụ, xây dựng chiến lược truyền thông, phân phối hàng hóa nhằm đáp ứng mong muốn của khách hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh. 

Mục tiêu cốt lõi của Marketing là tạo ra giá trị cho khách hàng đáp ứng nhu cầu của họ thông qua các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Đối với những bạn còn phân vân nên học Marketing hay Quản trị Khách sạn, việc tìm hiểu rõ định hướng nghề nghiệp và các yêu cầu của ngành học sẽ là bước khởi đầu quan trọng.

Marketing kiến thức chuyên sâu về xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm

Marketing kiến thức chuyên sâu về xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm

Nếu bạn đang cân nhắc nên học Marketing hay Quản trị Khách sạn, dưới đây là một số tố chất phù hợp để sinh viên cân nhắc học ngành Marketing:

  • Yêu thích lĩnh vực kinh doanh, quảng bá sản phẩm.
  • Tư duy ham học hỏi, sáng tạo vì marketing luôn đổi mới.
  • Biết cách truyền đạt thông điệp hiệu quả qua ngôn ngữ và hình ảnh.
  • Có kỹ năng phân tích và nghiên cứu để hiểu rõ thị trường và khách hàng.

Học Quản trị khách sạn là học những gì? Các tố chất phù hợp của nhân sự làm việc trong ngành Khách sạn

Quản trị khách sạn tập trung vào việc tổ chức, điều hành và giám sát hoạt động tại các khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng và cơ sở lưu trú. Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị kiến thức chuyên môn về quản lý bao gồm các môn học/mô đun sau: 

  • An ninh – An toàn trong khách sạn.
  • Giao tiếp trong du lịch.
  • Kế toán Quản trị Khách sạn – Nhà hàng.
  • Kỹ thuật pha chế thức uống cơ bản.
  • Tổng quan du lịch và khách sạn.
  • Văn hóa Ẩm thực.
  • Môn học, mô đun chuyên môn.
  • Anh văn chuyên ngành khách sạn.
  • Anh văn chuyên ngành Nhà hàng.
  • Chăm sóc khách hàng.
  • Giám sát bộ phận nhà hàng.
  • Kỹ năng bán hàng.
  • Giám sát bộ phận Lễ tân.
  • Giám sát bộ phận buồng.
  • Marketing Khách sạn.
  • Nghiệp vụ Lễ tân.
  • Nghiệp vụ Nhà hàng.
  • Nghiệp vụ buồng.
  • Nghiệp vụ thanh toán.
  • Quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật khách sạn.
  • Quản trị nhân sự.
  • Quản trị tài chính DN Du lịch – Khách sạn.
  • Quản trị yến tiệc và hội nghị.
  • Tin học ứng dụng trong khách sạn.
  • Tổ chức sự kiện.
  • Kiến tập tại cơ sở.
  • Thực tập nghiệp vụ.
  • Thực tập tại doanh nghiệp.
Quản trị khách sạn tập trung vào việc tổ chức, điều hành hoạt động tại các khách sạn

Quản trị khách sạn tập trung vào việc tổ chức, điều hành hoạt động tại các khách sạn

Nếu bạn đang phân vân nên học Marketing hay Quản trị Khách sạn, việc tìm hiểu kỹ nội dung đào tạo và tố chất phù hợp sẽ giúp bạn lựa chọn đúng hướng đi. Sinh viên ngành Quản trị Khách sạn cần có các tố chất như:

  • Cẩn thận, chỉn chu đảm bảo chất lượng dịch vụ, giữ hình ảnh thương hiệu khách sạn.
  • Khả năng ngoại ngữ tốt để giao tiếp hiệu quả với khách hàng trong và ngoài nước.
  • Tự tin, năng động, giao tiếp tốt mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
  • Chịu được áp lực công việc lớn đáp ứng yêu cầu cao trong mùa cao điểm, đảm bảo dịch vụ luôn chuyên nghiệp.
  • Khả năng tổ chức, sắp xếp công việc điều phối công việc hợp lý, giúp khách sạn vận hành trơn tru.
  • Am hiểu văn hóa – xã hội – Cung cấp thông tin du lịch, tạo ấn tượng tốt với khách hàng.

Hiểu rõ những đặc điểm và yêu cầu của từng ngành học sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn về việc nên học Marketing hay Quản trị Khách sạn để phù hợp với khả năng và mục tiêu nghề nghiệp của mình. Đồng thời, hãy cân nhắc tố chất và sở thích cá nhân để quyết định nên học Marketing hay Quản trị Khách sạn phù hợp nhất với khả năng và mục tiêu nghề nghiệp tương lai.

Với sự đa dạng trong tổ hợp xét tuyển, thí sinh có nhiều lựa chọn hơn và tăng cơ hội trúng tuyển. Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn là một trong những trường uy tín đào tạo chuyên ngành Quản trị Khách sạn. Trường xét tuyển theo điểm thi khối C00, D01 và mở đăng ký xét học bạ online, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này.

Mức lương cơ bản, trình độ thăng tiến giữa hai ngành Marketing và Quản trị Khách sạn?

Nếu còn đang băn khoăn nên học Marketing hay Quản trị Khách sạn, bạn hãy tham khảo lộ trình thăng tiến và cơ hội phát triển của từng ngành. Hiểu rõ con đường phát triển sự nghiệp sẽ giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp với sở thích và khả năng của mình.

Mức lương cơ bản, trình độ thăng tiến của sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị khách sạn

Ngành du lịch tại Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19, kéo theo nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong lĩnh vực Quản trị Khách sạn tăng cao. Nếu bạn đang băn khoăn nên học Marketing hay Quản trị Khách sạn, hãy cân nhắc về các cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn mà ngành Quản trị Khách sạn mang lại. 

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận nhiều vị trí như lễ tân, phục vụ phòng, phục vụ nhà hàng, phục vụ hội nghị, phụ trách quầy bar, làm bếp, kinh doanh tiếp thị, an ninh khách sạn. Ngoài ra, sinh viên cũng có thể trở thành nhân sự khách sạn, sales & marketing, thư ký cho các trưởng bộ phận.

Ngoài ra, việc hiểu rõ nên học Marketing hay Quản trị Khách sạn cũng giúp sinh viên định hình lộ trình thăng tiến phù hợp, tùy vào năng lực cá nhân, kinh nghiệm thực tiễn, môi trường làm việc và loại hình khách sạn. Sinh viên ngành Quản trị Khách sạn còn có tiềm năng thăng tiến lên các vị trí cao hơn như giám sát lễ tân, giám sát phòng, giám sát nhà hàng, hoặc quản lý khách sạn quy mô vừa và nhỏ.

Sinh viên ngành Quản trị Khách sạn có nhiều cơ hội việc làm ở các vị trí khác nhau

Sinh viên ngành Quản trị Khách sạn có nhiều cơ hội việc làm ở các vị trí khác nhau

Mức lương (đồng/tháng) trong ngành Khách sạn – Nhà hàng trong từng bộ phận theo cấp bậc tại hai khu vực Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh như sau:

Bộ phận Buồng phòng Hà Nội TP. Hồ Chí Minh
Nhân viên (mới ra trường) Từ khoảng 5 – 13 triệu đồng Từ khoảng 5 – 13 triệu đồng
Nhân viên (có kinh nghiệm) Từ khoảng 10 – 21 triệu đồng Từ khoảng 10 – 20 triệu đồng
Quản lý cấp thấp Từ khoảng 17 – 31 triệu đồng Từ khoảng 17 – 31 triệu đồng
Quản lý cấp trung Từ khoảng 25 – 82 triệu đồng Từ khoảng 25 – 82 triệu đồng
Quản lý cấp cao Từ khoảng 50 – 128 triệu đồng Từ khoảng 50 – 128 triệu đồng
Bộ phận Lễ tân Hà Nội TP. Hồ Chí Minh
Nhân viên (mới ra trường) Từ khoảng 5 – 10 triệu đồng Từ khoảng 5 – 8 triệu đồng
Nhân viên (có kinh nghiệm) Từ khoảng 10 – 18 triệu đồng Từ khoảng 8 – 13 triệu đồng
Quản lý cấp thấp Từ khoảng 15 – 26 triệu đồng Từ khoảng 15 – 26 triệu đồng
Quản lý cấp trung Từ khoảng 25 – 51 triệu đồng Từ khoảng 27 – 51 triệu đồng
Bộ phận Chăm sóc khách hàng Hà Nội TP. Hồ Chí Minh
Nhân viên (mới ra trường) Từ khoảng 5 – 11 triệu đồng Từ khoảng 5 – 8 triệu đồng
Nhân viên (có kinh nghiệm) Từ khoảng 7 – 18 triệu đồng Từ khoảng 10 – 13 triệu đồng
Quản lý cấp thấp Từ khoảng 15 – 34 triệu đồng Từ khoảng 15 – 26 triệu đồng
Quản lý cấp trung Từ khoảng 25 – 56 triệu đồng Từ khoảng 27 – 51 triệu đồng
Bộ phận Nhà bếp Hà Nội TP. Hồ Chí Minh
Nhân viên (mới ra trường) Từ khoảng 5 – 11 triệu đồng Từ khoảng 5 – 11 triệu đồng
Nhân viên (có kinh nghiệm) Từ khoảng 8 -17 triệu đồng Từ khoảng 8 -17 triệu đồng
Quản lý cấp thấp Từ khoảng 13 – 33 triệu đồng Từ khoảng 13 – 48 triệu đồng
Quản lý cấp trung Từ khoảng 30 – 64 triệu đồng Từ khoảng 25 – 77 triệu đồng
Quản lý cấp cao Từ khoảng 50 – 128 triệu đồng Từ khoảng 35 – 179 triệu đồng
Bộ phận Thực phẩm & Đồ uống Hà Nội TP. Hồ Chí Minh
Nhân viên (mới ra trường) Từ khoảng 5 – 11 triệu đồng Từ khoảng 5 – 8 triệu đồng
Nhân viên (có kinh nghiệm) Từ khoảng 10 – 18 triệu đồng Từ khoảng 7 – 13 triệu đồng
Quản lý cấp thấp Từ khoảng 15 – 26 triệu đồng Từ khoảng 15 – 26 triệu đồng
Quản lý cấp trung Từ khoảng 25 – 51 triệu đồng Từ khoảng 25 – 36 triệu đồng
Quản lý cấp cao Từ khoảng 38 – 102 triệu đồng Từ khoảng 30 – 102 triệu đồng
Bộ phận Hoạt động nghỉ dưỡng & giải trí Hà Nội TP. Hồ Chí Minh
Nhân viên (mới ra trường) Từ khoảng 7 -16 triệu đồng Từ khoảng 6 – 18 triệu đồng
Nhân viên (có kinh nghiệm) Từ khoảng 12 – 26 triệu đồng Từ khoảng 13 – 31 triệu đồng
Quản lý cấp thấp Từ khoảng 17 – 46 triệu đồng Từ khoảng 17 – 59 triệu đồng
Quản lý cấp trung Từ khoảng 38 – 77 triệu đồng Từ khoảng 40 – 77 triệu đồng
Quản lý cấp cao Từ khoảng 81 – 128 triệu đồng Từ khoảng 82 – 128 triệu đồng
Bộ phận Truyền thông Hà Nội TP. Hồ Chí Minh
Nhân viên (mới ra trường) Từ khoảng 7 – 16 triệu đồng Từ khoảng 5 – 21 triệu đồng
Nhân viên (có kinh nghiệm) Từ khoảng 15 – 26 triệu đồng Từ khoảng 15 – 54 triệu đồng
Quản lý cấp thấp Từ khoảng 22 – 46 triệu đồng Từ khoảng 44 – 79 triệu đồng
Quản lý cấp trung Từ khoảng 38 – 97 triệu đồng Từ khoảng 63 – 90 triệu đồng
Quản lý cấp cao Từ khoảng 76 – 128 triệu đồng Từ khoảng 76 – 153 triệu đồng
Bộ phận Nhân sự & Hành chính Hà Nội TP. Hồ Chí Minh
Nhân viên (mới ra trường) Từ khoảng 7 – 16 triệu đồng Từ khoảng 5 – 10 triệu đồng
Nhân viên (có kinh nghiệm) Từ khoảng 10 – 18 triệu đồng Từ khoảng 10 – 16 triệu đồng
Quản lý cấp thấp Từ khoảng 17 – 39 triệu đồng Từ khoảng 20 – 31 triệu đồng
Quản lý cấp trung Từ khoảng 35 – 69 triệu đồng Từ khoảng 30 – 64 triệu đồng
Quản lý cấp cao Từ khoảng 63 – 128 triệu đồng Từ khoảng 71 – 102 triệu đồng
Bộ phận Kinh doanh/Tiếp thị Hà Nội TP. Hồ Chí Minh
Nhân viên (mới ra trường) Từ khoảng 12 – 18 triệu đồng Từ khoảng 12 – 18 triệu đồng
Nhân viên (có kinh nghiệm) Từ khoảng 20 – 26 triệu đồng Từ khoảng 20 – 26 triệu đồng
Quản lý cấp thấp Từ khoảng 25 – 39 triệu đồng Từ khoảng 25 – 39 triệu đồng
Quản lý cấp trung Từ khoảng 50 – 77 triệu đồng Từ khoảng 50 – 77 triệu đồng
Quản lý cấp cao Từ khoảng 89 – 128 triệu đồng Từ khoảng 89 – 128 triệu đồng
Bộ phận Quản lý doanh thu Hà Nội TP. Hồ Chí Minh
Nhân viên (mới ra trường) Từ khoảng 7 – 16 triệu đồng Từ khoảng 7 – 17 triệu đồng
Nhân viên (có kinh nghiệm) Từ khoảng 11 – 23 triệu đồng Từ khoảng 11 – 23 triệu đồng
Quản lý cấp thấp Từ khoảng 17 – 31 triệu đồng Từ khoảng 17 – 31 triệu đồng
Quản lý cấp trung Từ khoảng 27 – 64 triệu đồng Từ khoảng 27 – 77 triệu đồng
Quản lý cấp cao Từ khoảng 50 – 140 triệu đồng Từ khoảng 50 – 153 triệu đồng
Bộ phận Mua hàng Hà Nội TP. Hồ Chí Minh
Nhân viên (mới ra trường) Từ khoảng 7 – 16 triệu đồng Từ khoảng 5 – 20 triệu đồng
Nhân viên (có kinh nghiệm) Từ khoảng 12 – 26 triệu đồng Từ khoảng 16 – 34 triệu đồng
Quản lý cấp thấp Từ khoảng 20 – 46 triệu đồng Từ khoảng 22 – 51 triệu đồng
Quản lý cấp trung Từ khoảng 38 – 77 triệu đồng Từ khoảng 38 – 77 triệu đồng
Quản lý cấp cao Từ khoảng 76 – 128 triệu đồng Từ khoảng 76 – 128 triệu đồng
Bộ phận Tài chính & Kế toán Hà Nội TP. Hồ Chí Minh
Nhân viên (mới ra trường) Từ khoảng 8 – 16 triệu đồng Từ khoảng 10 – 16 triệu đồng
Nhân viên (có kinh nghiệm) Từ khoảng 12 – 21 triệu đồng Từ khoảng 20 – 34 triệu đồng
Quản lý cấp thấp Từ khoảng 17 – 44 triệu đồng Từ khoảng 30 – 59 triệu đồng
Quản lý cấp trung Từ khoảng 38 – 77 triệu đồng Từ khoảng 30 – 72 triệu đồng
Quản lý cấp cao Từ khoảng 68 – 166 triệu đồng Từ khoảng 76 – 153 triệu đồng

Mức lương cơ bản, trình độ thăng tiến của ngành Marketing

Trong doanh nghiệp, vị trí cao nhất mà một nhân viên Marketing có thể đạt được là Giám đốc Marketing (CMO). Tuy nhiên, lộ trình thăng tiến sẽ khác nhau tùy vào quy mô và cơ cấu tổ chức. Thông thường, một nhân viên Marketing sẽ trải qua các cấp bậc sau:

  • Marketing Intern (Thực tập sinh Marketing): Đây là vị trí khởi đầu lý tưởng cho sinh viên mới tốt nghiệp hoặc chưa có kinh nghiệm làm việc. Thời gian thực tập từ 3-6 tháng, mức trợ cấp dao động từ 2-5 triệu đồng/tháng.
  • Marketing Executive (Nhân viên Marketing): Dành cho những người có 1-3 năm kinh nghiệm, đây là giai đoạn để chứng tỏ năng lực thông qua công việc được giao và nhiệm vụ bổ sung như lập báo cáo, đề xuất cải tiến. Mức lương trung bình từ 7-18 triệu đồng/tháng.
  • Marketing Manager (Trưởng phòng Marketing): Là người lập kế hoạch tổng quát, quản lý ngân sách, đảm bảo KPI, và điều phối đội ngũ nhân sự trong Marketing (Content, Digital, SEO, Design). Mức lương trung bình từ 15-35 triệu đồng/tháng.
  • Marketing Director (Giám đốc bộ phận Marketing): Tập trung vào xây dựng chiến lược dài hạn tại các tập đoàn lớn, yêu cầu từ 7-8 năm kinh nghiệm sau khi trở thành Marketing Manager. Mức lương trung bình từ 35-50 triệu đồng/tháng.
  • Chief Marketing Officer – CMO (Giám đốc điều hành Marketing): Đây là vị trí cao nhất trong ngành, chịu trách nhiệm toàn diện về chiến lược và ROI Marketing. Mức lương dao động từ 50-150 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào kinh nghiệm và quy mô doanh nghiệp.
Vị trí cao nhất mà một nhân viên Marketing có thể đạt được là CMO

Vị trí cao nhất mà một nhân viên Marketing có thể đạt được là CMO

Nên học Marketing hay Quản trị Khách sạn?

Cả Marketing và Quản trị Khách sạn yêu cầu kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng xử lý tình huống nhanh nhạy và thái độ tích cực khi làm việc. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn nên học Marketing hay Quản trị Khách sạn, hãy xem xét rằng cả hai ngành này đều mang lại cơ hội làm việc trong môi trường quốc tế, năng động và đầy thử thách.

Tuy nhiên, Marketing và Quản trị Khách sạn có sự khác biệt đáng kể về môi trường và tính chất công việc. Marketing tập trung vào xây dựng, triển khai các chiến dịch truyền thông và quảng bá thương hiệu, đòi hỏi sự sáng tạo và khả năng phân tích thị trường. Ngược lại, Quản trị Khách sạn yêu cầu làm việc trực tiếp tại các khách sạn, resort hoặc nhà hàng, với nhiệm vụ quản lý dịch vụ và chăm sóc khách hàng, nhấn mạnh vào dịch vụ và tương tác trực tiếp với khách hàng.

Để trả lời câu hỏi nên học Marketing hay Quản trị Khách sạn, sinh viên cần cân nhắc sở thích, tố chất cá nhân và định hướng nghề nghiệp tương lai. Bằng cách hiểu rõ đặc điểm của từng ngành, bạn sẽ tìm được lựa chọn phù hợp nhất với mình.

Marketing và Quản trị Khách sạn có sự khác biệt về môi trường và tính chất công việc

Marketing và Quản trị Khách sạn có sự khác biệt về môi trường và tính chất công việc

Để xác định ngành học phù hợp, đặc biệt khi bạn đang băn khoăn nên học Marketing hay Quản trị Khách sạn, ngoài việc tham khảo các ngành, bạn cần cân nhắc một số yếu tố cá nhân sau:

  • Sở thích: Nếu bạn yêu thích sáng tạo, thích xây dựng ý tưởng mới và phân tích thị trường, thì Marketing sẽ là lựa chọn phù hợp. Ngược lại, nếu bạn đam mê giao tiếp, mong muốn làm việc trong môi trường dịch vụ chuyên nghiệp, thì Quản trị Khách sạn sẽ là ngành phù hợp hơn. Vì vậy, việc quyết định nên học Marketing hay Quản trị Khách sạn phụ thuộc vào sở thích cá nhân của bạn.
  • Khả năng cá nhân: Marketing phù hợp với người có tư duy linh hoạt, sáng tạo, luôn tìm kiếm ý tưởng mới. Trong khi đó, Quản trị Khách sạn yêu cầu kỹ năng quản lý, giao tiếp khéo léo và khả năng xử lý tình huống tốt. Tự đánh giá bản thân sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn hợp lý giữa việc nên học Marketing hay Quản trị Khách sạn.
  • Cơ hội nghề nghiệp: Marketing đang phát triển mạnh mẽ với xu hướng số hóa, đặc biệt là Digital Marketing và E-commerce. Quản trị Khách sạn có tiềm năng lớn nhờ sự bùng nổ của ngành du lịch và nhu cầu dịch vụ lưu trú ngày càng tăng. Cân nhắc về cơ hội nghề nghiệp sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn nên học Marketing hay Quản trị Khách sạn và chọn được ngành học phù hợp với định hướng tương lai của mình.

Lựa chọn học Quản trị Khách sạn ở đâu uy tín?

Nếu bạn nhận thấy chuyên ngành Quản trị Khách sạn phù hợp với định hướng nghề nghiệp của mình và đang tìm kiếm một cơ sở đào tạo uy tín, hãy cân nhắc xét tuyển tại Cao đẳng Du lịch Sài Gòn. Được thành lập từ năm 1991, trường có bề dày kinh nghiệm trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch tại Việt Nam. Chúng tôi tập trung đào tạo thực tiễn với 70% thời gian dành cho thực hành và 30% lý thuyết trong 2,5 năm giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có đầy đủ kỹ năng nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Hành trình thực tập tuyến Phan Thiết - Nha Trang - Đà Lạt của sinh viên Quản trị Khách sạn

Hành trình thực tập tuyến Phan Thiết – Nha Trang – Đà Lạt của sinh viên Quản trị Khách sạn

Ngoài ra, sinh viên ngành Quản trị Khách sạn còn có cơ hội thực tập tại các khách sạn và khu nghỉ dưỡng 4 – 5 sao, giúp nâng cao kỹ năng chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm thực tế. Ngành này còn thu hút nhiều bạn trẻ nhờ môi trường làm việc chuyên nghiệp, mức thu nhập hấp dẫn và cơ hội tiếp xúc với nhiều khách hàng cao cấp, thậm chí cả người nổi tiếng.

Không chỉ dừng lại ở việc giảng dạy lý thuyết, Cao đẳng Du lịch Sài Gòn còn tạo điều kiện cho sinh viên thực tập và làm việc tại các doanh nghiệp du lịch lớn thông qua Trung tâm Giới thiệu việc làm. Bên cạnh đó, trường còn ký kết thỏa thuận hợp tác (MOU) với Trường Đại học Công thương TP. HCM và Đại học Kinh tế TP. HCM, giúp sinh viên có thể dễ dàng liên thông lên đại học và nâng cao trình độ trong 1,5 năm.

Tóm lại, nên học Marketing hay Quản trị Khách sạn là một quyết định mà người học cần cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên mục tiêu nghề nghiệp và đam mê của mìn. Mỗi ngành đều có ưu, nhược điểm riêng nhưng dù chọn ngành nào, bạn cũng cần liên tục cập nhật kiến thức và kỹ năng để đáp ứng nhu cầu thị trường. Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn mong rằng nội dung bài viết trên sẽ trở thành kim chỉ nam để giúp bạn định hướng nên học Marketing hay Quản trị Khách sạn.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ dưới đây:

  • Trụ sở chính: 347A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 10, Quận 10, Tp.HCM
  • Cơ sở 2: 20/11C Kỳ Đồng, Phường 09, Quận 3, Tp.HCM.
  • Email: tuvantuyensinh.dlsg@gmail.com
  • Số điện thoại: 028.38.344.856, 028.62.973.210, 028.62.973.211
  • Hotline Tuyển sinh: 0906783686 – 0906776471 – 0988575086
  • Giờ làm việc:

Sáng: 7g30 – 11g30, Chiều: 13g – 16g15 (Vui lòng cập nhật lịch làm việc thường xuyên trên fanpage)

3 Lý do chính

để bạn chọn học tại
Cao đẳng Du lịch Sài Gòn

Chương trình học
70% thực hành, 30% lý thuyết

2.5 năm tiết kiệm thời gian, chi phí

100% sinh viên được giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Turndown Service là gì? Các công việc cần thực hiện từ A-Z
Trong ngành khách sạn, thuật ngữ Turndown Service không chỉ quen thuộc với nhân viên bộ phận Housekeeping mà còn với tất cả những ai làm việc trong lĩnh vực này. Đây là dịch vụ đặc biệt được cung cấp nhằm mang đến trải nghiệm nghỉ dưỡng tốt nhất cho khách lưu trú. Vậy Turndown […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 27/03/2025

Going Green là gì? Trào lưu khách sạn Going Green tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, “Going Green” – xu hướng phát triển bền vững đang nhận được sự quan tâm lớn từ cả du khách lẫn các doanh nghiệp. Không chỉ đơn thuần là một phong trào, việc áp dụng các tiêu chí “xanh” đã và đang trở thành một yếu tố quan trọng trong […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 27/03/2025

Check-in là gì? Hình thức check-in khách sạn phổ biến nhất
Check-in là gì? Đây là một thủ tục quan trọng trong quy trình phục vụ khách tại khách sạn, góp phần tạo ấn tượng đầu tiên và nâng cao trải nghiệm lưu trú với khách hàng. Dù là khách sạn cao cấp hay bình dân, quy trình check-in là gì luôn được chú trọng để […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 27/03/2025

Minibar là gì? Minibar List trong khách sạn có gì?
Trong các dịch vụ tại khách sạn, minibar là thiết bị cần thiết trong việc nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Bài viết dưới đây của Cao đẳng Du lịch Sài Gòn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về minibar, minibar list, cũng như nắm bắt quy trình và lưu ý khi sắp xếp, […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 27/03/2025

Kích thước minibar​ trong khách sạn là bao nhiêu?
Minibar là tiện ích thiết yếu trong các khách sạn và căn hộ dịch vụ cao cấp, giúp nâng cao trải nghiệm nghỉ dưỡng của khách hàng. Với thiết kế nhỏ gọn, tối ưu không gian phòng và tiết kiệm năng lượng, minibar hỗ trợ lưu trữ đồ uống và thực phẩm một cách tiện […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 27/03/2025

Top 5+ điểm du lịch Mỹ Tho
Mỹ Tho là thành phố trực thuộc tỉnh Tiền Giang, được xếp vào đô thị loại 1. Nằm bên dòng sông Tiền thơ mộng, nơi đây là điểm du lịch Mỹ Tho lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá vẻ đẹp bình dị của miền Tây sông nước. Nếu bạn đang có dự […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 27/03/2025

10