Công Ty Lữ Hành Là Gì? Phân Loại Các Loại Hình Công Ty Lữ Hành Hiện Nay
Hiện nay, nhu cầu khám phá danh lam thắng cảnh và trải nghiệm văn hóa của con người ngày càng tăng cao. Chính vì vậy, sự ra đời của các công ty lữ hành đóng vai trò rất quan trọng, giúp du khách có một chuyến hành trình trọn vẹn nhất. Vậy công ty lữ hành là gì và có các loại hình phổ biến nào? Hãy cùng Cao đẳng Du Lịch Sài Gòn giải đáp thông qua bài viết dưới đây.
Công ty lữ hành là gì?
Công ty lữ hành (Tour Operator) là khái niệm chỉ một đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến việc tổ chức và quản lý chương trình du lịch hoàn chỉnh cho khách hàng từ vận chuyển, nơi lưu trú, ăn uống đến tham quan, vui chơi giải trí. Các công ty lữ hành thường xây dựng mối quan hệ với các đối tác trong ngành du lịch như các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển, khách sạn, nhà hàng và các điểm tham quan để đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Đặc điểm của công ty lữ hành
Với sứ mệnh mang đến những chuyến hành trình thú vị, trải nghiệm độc đáo, các doanh nghiệp lữ hành chính là sự lựa chọn lý tưởng của khách du lịch hiện nay. Thông thường, khi nhắc đến đặc điểm của doanh nghiệp lữ hành, người ta thường quan tâm đến những điều dưới đây:
Các sản phẩm của loại hình kinh doanh này mang tính chất tổng hợp và có sự kết nối. Vậy, cụ thể sản phẩm của công ty lữ hành là gì? Đó là các chương trình du lịch và lữ hành có thể bao gồm một hoặc một chuỗi các dịch vụ có liên quan nhằm phục vụ đầy đủ nhu cầu của khách hàng.
Doanh nghiệp lữ hành có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập với mục đích tạo lợi nhuận thông qua giao dịch và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách. Điều này bao gồm ký kết hợp đồng du lịch và quản lý toàn vẹn để đảm bảo trải nghiệm du lịch tốt nhất.
Doanh nghiệp lữ hành không chỉ thực hiện nhiệm vụ quan trọng là tổ chức các hoạt động trung gian mà còn định hình cách thức bán và tiêu thụ các sản phẩm từ các nhà cung ứng. Hệ thống điểm bán và đại lý du lịch tạo thành một mạng lưới phân phối linh hoạt, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận các sản phẩm du lịch, tạo sự tiện lợi và linh hoạt trong quá trình lựa chọn dịch vụ phù hợp.
Thay vì tự sản xuất, các sản phẩm trung gian mà các công ty cung cấp các dịch vụ lữ hành bao gồm đại lý máy bay, cho thuê phương tiện, bảo hiểm du lịch, đăng ký và bán các chương trình du lịch, đặt khách sạn, đặt nhà hàng, tư vấn du lịch,… Đặc biệt, chương trình du lịch trọn gói là đặc trưng cho hoạt động lữ hành. Theo đó, các công ty lữ hành sẽ liên kết những sản phẩm này thành các gói du lịch hoàn chỉnh và sau đó bán cho khách hàng với mức giá gộp. Trong quá trình hoạt động và phát triển, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có thể mở rộng phạm vi hoạt động, trở thành người trực tiếp sản xuất các sản phẩm du lịch phục vụ cho khách hàng.
Đặc điểm kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp lữ hành
Nhu cầu du lịch ngày càng cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của các công ty lữ hành. Vậy hình thức hoạt động cũng như đặc điểm kinh doanh của công ty lữ hành là gì? Cùng tìm hiểu một số điểm nổi bật trong hoạt động kinh doanh lữ hành của các doanh nghiệp:
• Kinh doanh lữ hành chính là một hoạt động dịch vụ nhằm cung cấp các sản phẩm du lịch, bao gồm cả dịch vụ trung gian và các chương trình du lịch cụ thể cho khách hàng. Theo Luật Du lịch năm 2017, tại khoản 5 điều 3: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch”.
• Sản phẩm của kinh doanh lữ hành phần lớn là chương trình du lịch, không phải là vật chất cụ thể mà chỉ mang tính vô hình. Việc kinh doanh lữ hành nhằm mang đến trải nghiệm thỏa mãn các nhu cầu cho khách du lịch. Để nâng cao chất lượng, các công ty lữ hành cần chú trọng xây dựng quy trình rõ ràng, tuyển chọn và đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, đồng thời phải thường xuyên cập nhật và đánh giá về mức độ hài lòng của khách.
• Hoạt động kinh doanh lữ hành là một ngành trung gian, thực hiện 3 chức năng chính như sau:
• Chức năng thông tin cho khách du lịch và các bên cung cấp sản phẩm du lịch.
• Chức năng tổ chức, thực hiện nghiên cứu tình hình thị trường và sản xuất, cung cấp các chương trình du lịch, tổ chức tiêu dùng.
• Chức năng cầu nối giữa cung và cầu của ngành du lịch, kết nối giữa người tiêu dùng du lịch với nhà cung ứng của hoạt động lữ hành được quy định bởi các sản phẩm du lịch và hình thức kinh doanh du lịch, cụ thể như điểm đến du lịch, nhà hàng, đại lý máy bay,… Với vị trí trung gian, các công ty lữ hành thực hiện nhiệm vụ bán và tiêu thụ các sản phẩm du lịch từ nhà cung cấp, chuyển trạng thái từ chưa có nhu cầu của khách hàng sang cần và muốn sử dụng các sản phẩm và dịch vụ đó.
• Đây là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện vì để thực hiện hoạt động kinh doanh này, các công ty phải tiến hành đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định Pháp luật. Theo đó, các công ty lữ hành phải đăng ký ngành nghề kinh doanh của mình nhưng không cần phải ghi nhận trong giấy phép kinh doanh. Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền tự do khi kinh doanh cũng như các quyền và lợi ích quan trọng khác như kinh tế, xã hội, môi trường, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện cần thiết về chủ doanh nghiệp, ký quỹ, quy định tối thiểu 3 hướng dẫn viên du lịch có hợp đồng dài hạn với doanh nghiệp.
• Kinh doanh lữ hành là hoạt động kinh doanh mang tính thời vụ. Tùy thuộc vào từng thời gian, địa điểm và các yếu tố tự nhiên – xã hội – kinh tế, việc cung cấp và sử dụng các sản phẩm du lịch cũng sẽ thay đổi. Ví dụ, từ tháng 3 đến tháng 9, đây là thời điểm “đỉnh cao” của ngành du lịch với lượng khách đông đảo nên hoạt động kinh doanh lữ hành diễn ra sôi nổi hơn.
Chức năng của doanh nghiệp lữ hành là gì?
Bên cạnh đặc điểm kinh doanh, chức năng của các công ty lữ hành là gì cũng là một trong những thắc mắc của nhiều người hoạt động trong lĩnh vực này.
Doanh nghiệp lữ hành đảm nhiệm chức năng là cầu nối giữa khách du lịch và các nhà cung ứng dịch vụ. Chức năng môi giới này không chỉ giới hạn trong việc kết nối cung và cầu mà còn tận dụng chặt chẽ những nguồn tài nguyên từ đối tác để tạo ra những trải nghiệm du lịch lý tưởng nhất.
Chức năng quan trọng thứ hai của doanh nghiệp lữ hành chính là tham gia tổ chức, xây dựng các chương trình du lịch trọn gói, nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng từ ăn uống, nơi ở đến vận chuyển.
Phân loại các công ty lữ hành hiện nay
Tùy thuộc vào từng quốc gia, cách phân loại các công ty lữ hành cũng sẽ khác nhau để thích nghi với điều kiện, tình hình của hoạt động du lịch ở đó. Ở Việt Nam, các công ty lữ hành được chia thành 2 loại chính là doanh nghiệp lữ hành quốc tế và doanh nghiệp lữ hành nội địa. Vậy ở các quốc gia khác, các loại hình của công ty lữ hành là gì? Hãy cùng Cao đẳng Du lịch Sài Gòn khám phá ở mô hình dưới đây.
Các công ty lữ hành được chia thành 2 loại lớn, bao gồm đại lý lữ hành (hay còn gọi là travel agent) và các công ty lữ hành tổng hợp. Trong đó, đại lý lữ hành được phân thành 3 điểm nhỏ hơn là bán buôn, bán lẻ và điểm bán độc lập. Về phía các công ty lữ hành tổng hợp, gồm công ty lữ hành Tổng hợp, công ty nhận khách và công ty gửi khách. Ngoài ra, có thể phân loại thành công ty lữ hành quốc tế và công ty lữ hành nội địa.
Công ty lữ hành gửi khách (Outgoing T.O)
Công ty lữ hành gửi khách hay còn được biết đến với tên gọi Outgoing T.O, thường được thành lập ở những nơi có nguồn khách dồi dào. Nhiệm vụ chính của các công ty này là tổ chức các chuyến đi, đưa du khách đến những địa điểm nổi tiếng và tạo nên trải nghiệm độc đáo. Thông qua mục tiêu này, họ không chỉ đóng góp vào sự phát triển của ngành du lịch mà còn góp phần nâng cao hình ảnh và kinh tế địa phương.
Công ty lữ hành nhận khách (Incoming T.O)
Công ty lữ hành nhận khách (Incoming Tour Operator) thường được thành lập ở những vùng lân cận với nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn. Mục tiêu chính của họ là đón nhận và phục vụ khách du lịch, đặc biệt là du khách đến từ các công ty lữ hành gửi khách. Các công ty lữ hành nhận khách đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá và giới thiệu những đặc sản văn hóa, lịch sử và địa lý của địa phương cho du khách.
Công ty lữ hành tổng hợp (General T.O)
Đây là công ty với đặc trưng bởi khả năng thực hiện đồng thời cả chức năng của công ty lữ hành gửi khách và công ty lữ hành nhận khách. Các công ty này không chỉ chủ động trong việc khai thác nguồn khách mà còn đảm nhiệm toàn diện từ việc thu hút khách đến tổ chức và triển khai các chương trình du lịch. Mô hình này giúp tối ưu hóa quản lý và chi phí, góp phần vào sự phát triển bền vững của du lịch toàn cầu.
Công ty lữ hành nội địa
Các doanh nghiệp lữ hành nội địa có trách nhiệm xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch trong nước. Họ cũng nhận ủy thác để thực hiện dịch vụ du lịch cho khách quốc tế đã được các công ty lữ hành quốc tế giới thiệu vào thị trường Việt Nam.
Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa:
• Đã đăng ký giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành nội địa ở cơ quan có thẩm quyền;
• Mang đến những phương án kinh doanh lữ hành nội địa, tổ chức các chương trình du lịch nhằm thu hút khách hàng;
• Người đứng đầu công ty lữ hành nội địa phải có kinh nghiệm ít nhất 3 năm hoạt động trong lĩnh vực này;
• Phải đáp ứng các điều kiện về quyền và nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân kinh doanh du lịch tại Điều 39, 40 của Luật Du lịch.
Công ty lữ hành quốc tế
Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế có trách nhiệm xây dựng, quảng cáo, cung cấp và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch, bao gồm cả trọn gói và từng phần tùy theo yêu cầu của khách, nhằm thu hút đối tượng đến Việt Nam. Đồng thời, công ty cũng đưa công dân và người nước ngoài đang cư trú ở Việt Nam đi du lịch thế giới.
Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế:
• Đã đăng ký giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan có thẩm quyền cấp;
• Cung cấp phương án kinh doanh, tổ chức chương trình du lịch cho du khách quốc tế theo phạm vi kinh doanh đã được quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật Du lịch;
• Người đứng đầu hoạt động kinh doanh phải có kinh nghiệm ít nhất 4 năm trong lĩnh vực lữ hành;
• Công ty sở hữu ít nhất 3 hướng dẫn viên có thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế;
• Có tiền ký quỹ như Chính phủ đã quy định.
Trên đây là những thông tin cơ bản giải đáp về công ty lữ hành là gì, đặc điểm và các loại hình doanh nghiệp lữ hành hiện nay. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích về lĩnh vực dịch vụ du lịch. Nếu bạn đang tìm hiểu và quan tâm đến ngành nghề này, hãy đăng ký ghi danh vào chuyên ngành Quản trị Lữ hành, Hướng dẫn Du lịch tại Cao đẳng Du Lịch Sài Gòn với chương trình đào tạo tập trung vào thực hành một cách bài bản.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ dưới đây:
- Trụ sở chính:
347A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 11, Quận 10, Tp.HCM
- Cơ sở 2:
20/11C Kỳ Đồng, Phường 09, Quận 3, Tp.HCM.
- Email:
tuvantuyensinh.dlsg@gmail.com
- Số điện thoại:
028.38.344.856, 028.62.973.210, 028.62.973.211
-
Hotline Tuyển sinh:
0906783686 – 0906776471 – 0988575086
- Giờ làm việc:
Sáng: 7g30 – 11g30, Chiều: 13g – 21g
- Xét tuyển Online ngay: TẠI ĐÂY
để bạn chọn học tại
Cao đẳng Du lịch Sài Gòn
Chương trình học70% thực hành, 30% lý thuyết
2.5 năm tiết kiệm thời gian, chi phí
100% sinh viên được giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp