Hành trình vì môi trường: “Trăm tay thì vỗ nên kêu”

Nhu cầu trải nghiệm thực tế là điều luôn hối thúc những người làm trong ngành du lịch mỗi ngày mỗi góp nhặt những khám phá dày lên.

Hành trình đi qua chín cửa của ĐBSCL là một trải nghiệm như vậy, rất nên có, không chỉ dành riêng cho người làm du lịch. Vì sao?

Bởi vì hành trình này còn hơn cả khám phá, đây còn là một món nợ. Tôi xin gọi là “món nợ ân tình”, không chỉ vì tôi là người con của miệt vườn nơi đây. ĐBSCL là một vựa lúa phì nhiêu nhất nước, là nguồn thủy sản dồi dào đã nuôi sống cho rất nhiều người trong chúng ta.

Vài câu hỏi ám ảnh

Trong công việc giảng dạy bộ môn “Môi trường trong du lịch”, đồng thời hướng dẫn khoa Du lịch lữ hành, tôi đã tiếp cận nhiều tài liệu. Trong đó có một tài liệu của Bộ TN&MT mà khi đọc, tôi bần thần. Một lời cảnh báo đáng giật mình: Nếu nước biển dâng cao thêm 65 cm thì 12,5% diện tích đất tại ĐBSCL bị ngập, nếu mực nước dâng 75 cm thì diện tích bị ngập sẽ là 19% và nếu nước biển dâng 100 cm thì diện tích bị ngập sẽ lên đến 37,8%, tức hơn 1/3 các tỉnh ở ĐBSCL sẽ biến mất!

Hiện nay, toàn bộ các cửa sông ở ĐBSCL đều bị nước mặn từ biển lấn sâu vào 40-60 km, gây nên tình trạng xói mòn, sạt lở đất, thiếu nước ngọt trong sinh hoạt, trong sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực đang bị đe dọa.

Ở đồng bằng, ai cũng biết có hai mùa: Mùa ngọt và mùa mặn. Trong những lần đi điền dã tại đồng bằng, tôi nghe rất nhiều người dân ở đây “vô tư” hỏi nhau: “Sao năm nay mùa mặn lại lâu hơn vậy ta?”. Bà con thả lưới chài xuống, lúc kéo lên có đến 80% cá rô phi, rồi lại hỏi nhau, nheo mắt đăm chiêu. Bởi vì chỉ có giống cá này thích ứng với nước mặn xâm thực.

Câu hỏi về mùa mặn kéo dài, ánh mắt đăm chiêu về cá rô phi được mùa… ngoài ý muốn cho thấy những nguy cơ đang trở thành hiện thực. Biển đang liếm dần vào những thửa ruộng, thửa vườn.

Cách đây vài năm, tôi cùng một nhóm cưỡi xe máy đi len lỏi từ cửa sông này qua cửa sông khác, gồm đủ hết: Cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên, cửa Cung Hầu, cửa Định An, cửa Tranh Đề (Trần Đề) và tìm dấu tích cửa sông bị lấp cửa Ba Thắc (Bassac). Tôi nhìn thấy bà già ở Ba Tri tới hỏi nhóm chúng tôi có gạo không, tôi nhìn thấy những đứa trẻ đen nhẻm ở những vùng gần cửa sông nhận được chiếc cặp táp học trò mà hí hửng còn hơn ngày hội.

Ngày đó, tôi đã tự nhủ rằng phải quay trở lại, trong một chương trình nhằm đánh động sự chú ý của cộng đồng mạnh mẽ hơn.

Môi trường, chuyện lo hão?

Khi đứng lớp giảng dạy sinh viên của Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn, tôi luôn nhấn mạnh môi trường là một tài nguyên du lịch. Tôi hỏi các em có muốn sống trong một môi trường mà ăn thứ gì cũng lo ngay ngáy bị nhiễm độc không nhiều thì ít, rồi hàng loạt vấn đề về chất lượng không khí, chất lượng nguồn nước… Các em đều trả lời: “Không muốn”. Không muốn thì phải hành động.

Mỗi lớp các em tự “giao kèo” cam kết với nhau, chẳng hạn không xả rác nơi công cộng, tiết kiệm điện, tiết kiệm nước hoặc tắt máy xe khi dừng nơi đèn đỏ hoặc dừng giữa đường quá 30 giây hoặc nhắn tin cho bạn bè kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường. Một đồng nghiệp hỏi tôi làm sao kiểm tra được hiệu quả của “giao kèo”. Tôi không bận tâm vào chuyện đi kiểm tra. Vấn đề là mỗi người có cảm thấy vui khi tự giác giao kèo hay không, đó mới là điều quan trọng.

Nếu không “sửa” chính thói quen của mình thì không thể “sửa” môi trường sống cho tốt hơn, từng chút một.

Việc nhắn tin nhau, rỉ tai nhau về môi trường, tôi nói vui là “truyền thông đa cấp”. Kinh doanh đa cấp nên tránh chứ… đa cấp kiểu này tôi thấy đáng khuyến khích.

Nối vòng tay lớn cho một hành trình

Hành trình qua chín cửa sông bằng xe đạp, trước hết là một sản phẩm của du lịch. Nếu di chuyển bằng xe bốn bánh hoặc xe mô tô thì không thể, vì không thể xuống các con đò nhỏ băng ngang qua cửa sông (thông thường những chuyến phà chở được xe bốn bánh, mô tô lớn thì không nằm gần cửa sông). Hơn nữa, đi cổ động cho môi trường mà nhả khói um sùm thì sao bằng đi bằng xe đạp? “Hành trình sạch”, ban giám hiệu của CĐ Nghề Du lịch Sài Gòn đồng thuận với ý tưởng này, sau đó bên Sở VH-TT&DL TP.HCM cũng chia sẻ, động viên thực hiện.

Thông điệp của chúng tôi là: Hãy nghĩ về vùng đất Chín Rồng, hãy nghĩ đến những cánh đồng nhiễm mặn, những vườn cây ăn trái lá vàng theo sự xâm thực của biển cả, tình trạng thiếu nước ngọt trong sinh hoạt, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân địa phương.

Để cho hành trình vì môi trường có sức hấp dẫn, tôi nghĩ phải gắn liền với… chuyện đi chơi, tức du lịch lữ hành, phục vụ nhu cầu trải nghiệm và kích thích tính khám phá. Trong hành trình qua chín cửa sông, sao không thể làm vài cuộc “ngược dòng lịch sử” như chiêm ngưỡng lăng Hoàng gia, lũy pháo đài Trương Định, Khu di tích Võ Trường Toản…, và thưởng thức những món ăn quê mùa ở mỗi vùng?

Trên hết, đó là hành trình vì cộng đồng với việc tặng 100 chiếc xe đạp và sách vở cho trẻ em nghèo tại Tân Thành (Tiền Giang), Ba Tri (Bến Tre), Duyên Hải (Trà Vinh), cù lao Dung (Sóc Trăng).

Có một doanh nghiệp đánh tiếng bỏ trăm triệu đồng để làm “tài trợ vàng” nhưng chúng tôi cảm ơn và không dám nhận. Chúng tôi cần sự chia sẻ nhận thức về môi trường mà chung tay đóng góp, mà không đòi hỏi phải quảng bá thương hiệu nhà tài trợ. Chỉ cần mỗi bàn tay hảo tâm “nhín” ra cỡ vài triệu đồng thôi, để giúp mua một xe đạp, tập vở, quần áo cho một học sinh nghèo ở đồng bằng. 100 xe đạp cho 100 trẻ em nghèo, vậy là cần đến trăm bàn tay.

Liệu ý tưởng vừa nêu trên, có “lãng mạn”, “phi thực tế” không? Tôi tin vào câu hát Nối vòng tay lớn luôn tiềm ẩn róc rách trong tâm can mọi người.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ dưới đây:

  • Trụ sở chính: 347A Nguyễn Thượng Hiền, Phường Vườn Lài, Tp.HCM
  • Cơ sở 2: 20/11C Kỳ Đồng, Phường Nhiêu Lộc, Tp.HCM.
  • Email: tuvantuyensinh.dlsg@gmail.com
  • Số điện thoại: 028.38.344.856, 028.62.973.210, 028.62.973.211
  • Hotline Tuyển sinh: 0906783686 – 0906776471 – 0988575086
  • Giờ làm việc:

Sáng: 7g30 – 11g30, Chiều: 13g – 16g15 (Vui lòng cập nhật lịch làm việc thường xuyên trên fanpage)

3 Lý do chính

để bạn chọn học tại
Cao đẳng Du lịch Sài Gòn

Chương trình học
70% thực hành, 30% lý thuyết

2.5 năm tiết kiệm thời gian, chi phí

100% sinh viên được giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH SÀI GÒN TUYỂN SINH HỆ CAO ĐẲNG NĂM 2025
Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn là một trong những đơn vị đào tạo hàng đầu trong đào tạo lĩnh vực Du lịch – Khách sạn – Nhà hàng – Ẩm thực tại TP.HCM với gần 35 năm hình thành và phát triển. Năm 2025, Nhà trường đã bắt đầu nhận hồ sơ xét […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 01/07/2025

CHUYÊN ĐỀ XU HƯỚNG DU LỊCH & CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH
Du lịch đang chuyển mình mạnh mẽ với những xu hướng mới như: Du lịch Xanh Net Zero, Du lịch Sức Khỏe, Du lịch Công Nghệ,… Những thay đổi này không chỉ mở ra nhiều tiềm năng phát triển ngành mà còn mang lại nhiều lựa chọn nghề nghiệp hấp dẫn cho thế hệ trẻ […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 20/06/2025

Ăn gì ở Vũng Tàu? 15+ Món ngon Vũng Tàu nhớ mãi không quên
Vũng Tàu không chỉ cuốn hút du khách bởi những bãi biển xanh ngút ngàn mà còn bởi nền ẩm thực phong phú, kết hợp giữa hương vị miền biển và nét đặc trưng của ẩm thực Nam Bộ. Từ những món ăn dân dã đến những đặc sản hải sản tươi sống, mỗi món […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 16/06/2025

Sous Vide là gì? 3 Điều về kỹ thuật Sous Vide đầu bếp cần nhớ
Nếu các đầu bếp chuyên nghiệp muốn món ăn của mình vẫn giữ được độ chín đều, màu sắc đẹp, hương vị chuẩn mà không làm mất đi chất dinh dưỡng, họ thường chọn Sous Vide. Thuật ngữ Sous Vide là gì? Cách chế biến với món ăn với kỹ thuật Sous Vide mà các […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 16/06/2025

Basil là gì​? Công dụng và cách sử dụng lá húng tây trong nấu ăn
Trong lĩnh vực ẩm thực, việc lựa chọn và kết hợp các loại rau gia vị phù hợp sẽ làm dậy hương vị của các món ăn, trong đó có Basil. Vậy Basil là gì? Cách chế biến món ăn ngon với loại lá này là gì? Bài viết dưới đây của Cao đẳng Du […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 16/06/2025

10