Kinh Doanh Lữ Hành: Vai Trò, Điều Kiện Kinh Doanh Lữ Hành

Hoạt động kinh doanh lữ hành là gì?

Với nhiều danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa cùng nền ẩm thực phong phú, Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Chính vì thế, kinh doanh lữ hành là một ngành nghề có sức hút vô cùng lớn. Hãy cùng Cao đẳng Du Lịch Sài Gòn tìm hiểu kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì và điều kiện để kinh doanh loại hình dịch vụ này thông qua bài viết dưới đây.

Kinh doanh lữ hành là gì?

Xuất phát từ những nội dung cơ bản của hoạt động ngành du lịch, thì việc định nghĩa hoạt động lữ hành, cũng như việc phân biệt lữ hành với du lịch là một việc cần thiết. Hiểu theo nghĩa rộng thì lữ hành (Travel) bao gồm tất cả những hoạt động di chuyển của con người, cũng như những hoạt động liên quan đến sự di chuyển đó. Với một phạm vi đề cập như vậy thì trong hoạt động du lịch có bao gồm yếu tố lữ hành. Nhưng không phải tất cả các hoạt động lữ hành là du lịch.

Có thể hình dung như hoạt động của một công ty hàng không, vận chuyển không chỉ khách du lịch mà bao gồm cả những đối tượng khác: học sinh, sinh viên đi thực tập, các nhà ngoại giao… Tại các nước phát triển, đặc biệt tại các nước Bắc Mỹ thì thuật ngữ “lữ hành” và “du lịch” (Travel and Tourism) được hiểu một cách tương tự như “du lịch”.

Hoạt động kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp là gì?

Kinh doanh lữ hành ở Việt Nam được xác định rõ ràng sản phẩm của kinh doanh là chương trình du lịch

Vì vậy, người ta có thể sử dụng thuật ngữ “lữ hành du lịch” để ám chỉ các hoạt động đi lại và các hoạt động khác có liên quan tới các chuyến đi với mục đích du lịch. Tóm lại, theo nghĩa rộng, lữ hành là sự di chuyển của con người từ một điểm này sang điểm khác với những mục đích đa dạng và bằng các phương tiện khác nhau. Có người đi bằng chính đôi chân của mình để vượt qua hàng ngàn cây số, nhưng cũng có người đi bằng phương tiện từ thô sơ như ngựa, xe ngựa kéo, xe đạp, thuyền… đến những phương tiện hiện đại như ôtô, tàu hoả, tàu thuỷ, máy bay nhỏ… Sự di chuyển của con người liên tục 24/24 giờ trong ngày không bao giờ dừng.

Bên cạnh việc di chuyển bằng các phương tiện cá nhân, còn có các cơ sở kinh doanh phương tiện vận chuyển phục vụ người di chuyển. Như vậy, lữ hành bao gồm tất cả những hoạt động di chuyển của con người, cũng như những hoạt động liên quan đến sự di chuyển đó.

Đặc điểm của kinh doanh lữ hành là gì?

Kinh doanh lữ hành là một lĩnh vực quan trọng vì nó đóng vai trò to lớn trong việc quảng bá, giới thiệu hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Do đó, đặc điểm kinh doanh lữ hành sẽ bao gồm những yếu tố sau:

Kinh doanh dịch vụ lữ hành sẽ cần số vốn khá lớn: Người muốn kinh doanh dịch vụ lữ hành cần phải tiến hành ký quỹ tại ngân hàng và thông qua nhiều yêu cầu khác nhau. Đồng thời, doanh nghiệp hành nghề cũng cần liên kết với các nhà cung ứng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Không chỉ vậy, khi xây dựng và thực hiện chương trình du lịch thì cũng cần phải cung cấp tiền cọc cho phía đối tác cung cấp dịch vụ.

Kinh doanh dịch vụ lữ hành mang tính thời vụ: Đây là đặc điểm rõ nét nhất trong ngành nghề này. Bởi vì các hoạt động du lịch thường không kéo dài xuyên suốt một năm mà phụ thuộc phần lớn vào thời tiết, cảnh quan và nhu cầu của du khách.

Dịch vụ kinh doanh lữ hành cần nguồn nhân lực dồi dào: Bản chất của ngành lữ hành là cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng một cách trực tiếp. Do đó, ngành nghề này đòi hỏi một nguồn nhân lực dồi dào, có chuyên môn cao và khéo léo. Đồng thời, người làm nghề cũng phải chịu được áp lực vì thời gian làm việc sẽ không cố định mà phụ thuộc vào thời gian du khách tham gia tour.

Việc kinh doanh sẽ phụ thuộc vào yếu tố: Kinh doanh dịch vụ lữ hành sẽ phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như cảnh sắc thiên nhiên, tài nguyên du lịch, các hoạt động vui chơi giải trí, thời điểm du lịch,… Đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hấp dẫn, đa dạng cho các chuyến đi và quyết định mua tour của khách hàng.

Kinh doanh lữ hành travel trade có tính trừu tượng: Tất cả sản phẩm của lĩnh vực lữ hành đều là dịch vụ và chương trình du lịch. Chính vì thế, khi khách hàng muốn sử dụng dịch vụ thì không thể kiểm tra, cân đo đong đếm mà phải trải nghiệm mới có thể đánh giá được chất lượng.

Những đặc điểm của hoạt động kinh doanh lữ hành

Kinh doanh lữ hành là công việc mang tính thời vụ và chịu tác động bởi nhiều yếu tố

Chức năng của quản trị kinh doanh lữ hành

Tuỳ theo quy mô và địa bàn hoạt động trong doanh nghiệp lữ hành, có thể tồn tại các chức năng khác nhau. Phân loại chức năng kinh doanh lữ hành theo hoạt động của doanh nghiệp lữ hành thường là cơ sở để xây dựng cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp lữ hành. Nói đến chức năng của quản trị kinh doanh lữ hành không thể không kể đến các lĩnh vực quản trị cơ bản của doanh nghiệp lữ hành bao gồm:

Quản trị xây dựng chương trình du lịch: Xây dựng chương trình du lịch trọn gói bao gồm: nghiên cứu khảo sát nhu cầu khách du lịch, nghiên cứu khả năng đáp ứng, xác định vị trí của doanh nghiệp, xây dựng chủ đề của chương trình du lịch, xây dựng tuyến hành trình cơ bản, xây dựng phương án tham quan, vận chuyển, lưu trú, ăn, uống, lịch trình chi tiết, tính giá, xây dựng quy định của chương trình du lịch.

Quản trị marketing: Bao gồm việc thu thập thông tin về thị trường du lịch, hoạch định chính sách sản phẩm lữ hành, chính sách giá cả, chính sách phân phối, chính sách xúc tiến hỗn hợp.

Quản trị tiêu thụ sản phẩm lữ hành: Bao gồm xây dựng kênh phân phối, quản trị kênh phân phối, quản trị bán sản phẩm lữ hành.

Quản trị đại lý lữ hành: Xây dựng hệ thống đại lý lữ hành, quy trình phục vụ tại đại lý lữ hành.

Quản trị chất lượng sản phẩm lữ hành: Quản lý chất lượng dịch vụ lữ hành, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ lữ hành. Hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình du lịch, quy trình quản trị chất lượng sản phẩm lữ hành.

Quản trị nhân lực: Bao gồm phân tích công việc, lập kế hoạch nguồn nhân lực, tuyển mộ và tuyển chọn, bố trí và sắp xếp nhân lực, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đánh giá thực hiện công việc, tạo động lực cho người lao động.

Quản trị tài chính: Bao gồm vốn, nguồn vốn, quản lý và sử dụng vốn, chi phí, doanh thu, lợi nhuận, sổ sách kế toán, bảo hiểm, thuế, thống kê.

Tham khảo: Khám phá chuyên ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành là gì? Học ở đâu chất lượng?

Các chức năng của hoạt động kinh doanh lữ hành

Kinh doanh lữ hành có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành du lịch

Phân loại kinh doanh lữ hành

Theo quy định hiện hành của Luật Du lịch 2017, các loại hình kinh doanh lữ hành bao gồm:

Kinh doanh lữ hành nội địa là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa và phải có đủ ba điều kiện.

Kinh doanh lữ hành quốc tế là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách quốc tế và phải có đủ năm điều kiện. Kinh doanh lữ hành ở Việt Nam được xác định một cách rõ ràng sản phẩm của kinh doanh là chương trình du lịch.

Ngoài ra, Luật Du lịch còn quy định rõ về kinh doanh đại lý lữ hành: “Kinh doanh đại lý lữ hành là một tổ chức, cá nhân nhận bán chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho khách du lịch để hưởng hoa hồng; tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành không được tổ chức thực hiện các chương trình du lịch”.

Phân loại các loại hình kinh doanh lữ hành

Các loại hình kinh doanh dịch vụ lữ hành

Điều kiện kinh doanh lữ hành 2024

Đây là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chính vì vậy các doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh lữ hành theo từng loại hình như sau:

Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa:

Doanh nghiệp phải được thành lập dựa theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa tại ngân hàng.

Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành cần phải tốt nghiệp bậc trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành. Trong trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác, thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế:

Doanh nghiệp phải được thành lập dựa theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế tại ngân hàng.

Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành cần phải tốt nghiệp bậc trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành. Trong trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

Điều kiện kinh doanh lữ hành là phải tuân thủ các quy định của pháp luật

Đáp ứng điều kiện kinh doanh lữ hành theo quy định

Như vậy, doanh nghiệp muốn kinh doanh dịch vụ lữ hành cần đáp ứng các điều kiện nêu trên. Phí thẩm định để cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Tiềm năng phát triển của ngành kinh doanh lữ hành tại Việt Nam được đánh giá vô cùng mạnh mẽ trong tương lai. Chính vì thế, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của ngành là một điều rất quan trọng. Với hơn 32 năm kinh nghiệm trong việc đào tạo nhân sự cho ngành Du lịch tại Việt Nam, Cao đẳng Du lịch Sài Gòn sẽ đem đến môi trường học tập sát thực tế, giúp các bạn trẻ lựa chọn theo học chuyên ngành Quản trị Lữ hành có một hướng đi đúng đắn và mở rộng cơ hội nghề nghiệp. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, các bạn có thể liên hệ trực tiếp với chung qua thông tin dưới đây để được giải đáp một cách nhanh chóng và chi tiết nhất nhé!

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ dưới đây:

  • Trụ sở chính:

    347A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 11, Quận 10, Tp.HCM

  • Cơ sở 2:

    20/11C Kỳ Đồng, Phường 09, Quận 3, Tp.HCM.

  • Email:

    tuvantuyensinh.dlsg@gmail.com

  • Hotline tuyển sinh:

    028.38.344.856, 028.62.973.210, 028.62.973.211

  • Giờ làm việc:

    Sáng: 7g30 – 11g30, Chiều: 13g – 21g

  • Xét tuyển Online ngay: TẠI ĐÂY
3 Lý do chính

để bạn chọn học tại
Cao đẳng Du lịch Sài Gòn

Chương trình học
70% thực hành, 30% lý thuyết

2.5 năm tiết kiệm thời gian, chi phí

100% sinh viên được giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

VVIP Là Gì? Thuật Ngữ VVIP Và VIP Khác Nhau Như Thế Nào?
Trong ngành dịch vụ, đặc biệt là du lịch – khách sạn, hai thuật ngữ VIP và VVIP thường xuyên được sử dụng để phân loại khách hàng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa hai nhóm khách hàng này. Vậy cụ thể thuật ngữ VVIP là gì? Nó được sử dụng khi […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 27/06/2024

Hội thi Gia đình tiêu biểu tỉnh Đồng Tháp năm 2024
Nhân ngày Gia đình Việt Nam, vào ngày 27/06/2024, tại  Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật Tỉnh Đồng Tháp, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội thi Gia đình tiêu biểu dành cho các gia đình thuộc 12 huyện, thành phố trong địa bàn tỉnh.    Hội thi […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 27/06/2024

Tình hình ngày thi tốt nghiệp THPT đầu tiên năm 2024
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 diễn ra ngày 27-28/6. Các sĩ tử thực hiện 4 trong số 5 bài thi gồm Toán (90 phút), Ngữ Văn (120 phút), Ngoại ngữ (60 phút) và 1 trong 2 bài thi tổ hợp là Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội (150 phút) để xét […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 27/06/2024

Top 10+ Kỹ Năng Quản Lý Nhà Hàng Khách Sạn Không Phải Ai Cũng Biết
Quản lý nhà hàng khách sạn hiện đang là một trong những ngành nghề thu hút đông đảo các ứng viên bởi mức thu nhập cao và môi trường làm việc chuyên nghiệp. Tuy nhiên, để trở thành một nhà quản lý xuất sắc đòi hỏi bạn phải sở hữu những kỹ năng chuyên môn […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 24/06/2024

Lễ Bế mạc và trao giải Hội thao Sức Trẻ Du lịch Sài Gòn DLSG’s Sport & Esport năm 2024
Vào ngày 24/06/2024, tại Sân Bóng đá Chảo Lửa, trận Chung kết Bóng đá Nam nằm trong khuôn khổ Hội thao Sức trẻ Du Lịch Sài Gòn 2024 diễn ra đầy kịch tính và hấp dẫn. Kết quả chung cuộc như sau: – Giải nhất: Đội Rooster FC – CĐKS30N08 – Giải nhì: Đội Quà […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 24/06/2024

Vip Là Gì? Nghệ Thuật Và Quy Trình Phục Vụ Khách Vip Trong Khách Sạn
VIP là nhóm khách hàng đặc biệt có tầm ảnh hưởng lớn trong xã hội, có tiềm năng chi trả cao và thường xuyên sử dụng dịch vụ của khách sạn. Do đó, nhóm khách hàng này luôn được ưu tiên và nhận được những chế độ đãi ngộ đặc biệt. Vậy khái niệm VIP […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 21/06/2024

10