Kinh nghiệm quản lý nhân viên nhà hàng hiệu quả

Quản lý nhân viên nhà hàng đòi hỏi không chỉ sự khéo léo trong việc giao tiếp mà còn là khả năng xây dựng và duy trì đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm. Đây là thách thức lớn đối với các chủ nhà hàng. Nếu không có quy trình quản lý hiệu quả và thông minh, việc điều hành công việc sẽ gặp nhiều khó khăn. Hãy để Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn chia sẻ với bạn những kinh nghiệm quý báu và thực tiễn trong việc quản lý nhân viên nhà hàng, giúp các chủ nhà hàng tối ưu hiệu suất làm việc.

Để nâng cao hiệu quả quy trình làm việc của đội ngũ nhân sự cần có phương pháp quản lý hiệu quả
Nhiệm vụ của Quản lý nhà hàng
Quản lý nhà hàng (Restaurant Manager) là người chịu trách nhiệm tổ chức, giám sát và điều phối các hoạt động của toàn bộ nhân viên làm việc trong nhà hàng. Vị trí này thường đảm nhận các nhiệm vụ sau:
- Tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới.
- Lập lịch làm việc và phân công nhiệm vụ cho nhân viên.
- Giám sát hiệu suất làm việc và đánh giá kết quả công việc.
- Giải quyết các vấn đề nội bộ và xung đột giữa các nhân viên.
- Đảm bảo chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng.
- Quản lý tài chính liên quan đến nhân sự, như chi phí lương và thưởng.
- Động viên và khích lệ nhân viên để duy trì môi trường làm việc tích cực.
Chính vì vậy mà người quản lý nhân viên nhà hàng cần có kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp và tổ chức tốt để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và hiệu suất hoạt động của nhà hàng.

Người quản lý nhân viên nhà hàng cần có kiến năng, kỹ năng và kinh nghiệm điều phối công việc cho đội ngũ nhân sự hiệu quả
6 Cách quản lý nhân viên nhà hàng hiệu quả
Cách quản lý nhân viên hiệu quả là chìa khóa giúp nhà hàng vận hành trơn tru và nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng về chất lượng dịch vụ. Người quản lý cần nắm vững kỹ năng và phương pháp quản lý để xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và tận tâm. Sau đây là 6 cách quản lý nhân viên nhà hàng hiệu quả, nhằm nâng cao hiệu suất làm việc và tạo ra một môi trường làm việc tích cực.
Xác định tiêu chuẩn nhân viên
Đầu tiên, quản lý nhân viên nhà hàng cần tổ chức cuộc họp với Giám đốc bộ phận ẩm thực, bếp trưởng, nhân viên chế biến và các nhân sự liên quan để xác định các yêu cầu cơ bản về năng lực cho từng vị trí tuyển dụng.
Quá trình này bao gồm việc xác định nhiệm vụ chính của mỗi vị trí và cách thức thực hiện những nhiệm vụ đó. Những tiêu chuẩn về năng lực cần được ghi lại làm cơ sở để nhân viên đối chiếu và tự đánh giá quá trình làm việc của mình.

Thiết lập yêu cầu năng lực và trách nhiệm cụ thể cho từng vị trí để đảm bảo công việc của nhân viên diễn ra hiệu quả
Quản lý nhân viên bằng phần mềm
Trong thời đại công nghệ số, việc quản lý nhân viên bằng phần mềm đã trở thành xu hướng tất yếu cho các nhà hàng. Dưới đây là ưu điểm khi ứng dụng phần mềm trong quy trình quản lý nhân viên nhà hàng:
- Theo dõi chấm công và giờ làm việc: Phần mềm giúp quản lý dễ dàng theo dõi giờ làm việc của nhân viên, từ giờ vào làm đến giờ ra về, và tự động tính toán số giờ làm thêm.
- Lên lịch làm việc: Tạo và điều chỉnh lịch làm việc một cách linh hoạt, đảm bảo phân bổ nhân sự hợp lý dựa trên nhu cầu và khả năng của từng nhân viên.
- Quản lý thông tin nhân viên: Lưu trữ và quản lý thông tin cá nhân, hồ sơ công việc, và các thông tin liên quan khác của nhân viên một cách an toàn và có hệ thống.
- Đánh giá hiệu suất: Phần mềm cho phép thiết lập và theo dõi các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất công việc, từ đó dễ dàng xác định những nhân viên xuất sắc và cần cải thiện.
- Quản lý tiền lương và phúc lợi: Tự động quy trình tính lương, quản lý các khoản phúc lợi, thưởng phạt và các chế độ đãi ngộ khác, đảm bảo tính chính xác và minh bạch.
- Đào tạo và phát triển nhân viên: Quản lý các chương trình đào tạo, theo dõi tiến độ và hiệu quả của các khóa học, giúp nhân viên nâng cao kỹ năng và phát triển nghề nghiệp.
- Giao tiếp nội bộ: Một số phần mềm còn tích hợp các công cụ giao tiếp nội bộ, như chat, email, thông báo, giúp tăng cường kết nối và trao đổi thông tin giữa các nhân viên và quản lý.

Sử dụng phần mềm quản lý nhân viên giúp tiết kiệm thời gian, công sức và nâng cao hiệu quả công việc
Đào tạo nghiệp vụ nhà hàng chuyên nghiệp
Một trong những yếu tố quan trọng giúp thu hút khách hàng quay lại nhà hàng chính là thái độ phục vụ của nhân viên. Nhân viên thân thiện, nhiệt tình và chu đáo sẽ tạo ấn tượng tích cực, khiến khách hàng muốn quay trở lại.
Với vai trò là quản lý nhân viên nhà hàng, bạn nên tổ chức các buổi đào tạo cho nhân viên mới để đảm bảo họ nắm vững các kỹ năng cần thiết. Nội dung đào tạo có thể bao gồm:
- Quy trình phục vụ khách hàng: Hướng dẫn chi tiết từng bước trong quy trình phục vụ, từ việc chào đón khách, ghi nhận yêu cầu cho đến việc dọn dẹp sau khi khách rời đi.
- Quy định của nhà hàng: Đảm bảo nhân viên hiểu rõ các quy định và chính sách của nhà hàng, từ trang phục, giờ làm việc cho đến cách xử lý tình huống phát sinh.
- Kỹ năng gia tăng doanh số nhu cầu gọi món: Hướng dẫn nhân viên kỹ năng khuyến khích khách hàng gọi thêm món bằng cách giới thiệu các món đặc sản của nhà hàng , như giới thiệu món đặc biệt, đề xuất đồ uống phù hợp hoặc tận dụng cơ hội upselling.

Đào tạo bài bản giúp nhân viên chuyên nghiệp hơn, nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo sự khác biệt cho nhà hàng
Cân đối nhân sự, phân chia công việc rõ ràng
Trong nhà hàng, mỗi bộ phận như bếp, phục vụ, nhân viên đón tiếp và pha chế đều có nhiệm vụ riêng. Phân chia công việc rõ ràng giúp nhân viên hiểu rõ trách nhiệm của mình và đảm bảo sự phối hợp mượt mà giữa các nhóm. Người quản lý nhân viên nhà hàng cần dựa trên năng lực và thế mạnh của từng nhân viên để giao nhiệm vụ phù hợp.
Đặc biệt trong khu vực chế biến, cần rõ ràng phân công ai sẽ chịu trách nhiệm chuẩn bị nguyên liệu, nêm nếm, nấu ăn và rửa chén bát. Đối với bộ phận phục vụ, phải quy định rõ ai sẽ nhận order, mang thức ăn, dọn vệ sinh bàn và xử lý thanh toán. Việc phân công cụ thể ngay từ đầu giúp hạn chế mâu thuẫn và xung đột giữa các nhân viên trong tương lai.
Ngoài ra, người quản lý nhân viên nhà hàng cần quan sát số lượng khách trong các khung giờ ăn và ghi lại dữ liệu này. Dựa vào số liệu đó, việc sắp xếp nhân sự sẽ được thực hiện hợp lý, đảm bảo có đủ nhân viên phục vụ mỗi giờ. Quy trình sắp xếp lao động trong giờ làm việc bao gồm các bước sau:
- Lập bảng dự báo kinh doanh dựa trên tình hình đặt chỗ hàng ngày và dự báo khách lưu trú nếu có dịch vụ ăn sáng tại khách sạn.
- Lên lịch cụ thể số lượng nhân viên cần thiết cho từng khung giờ trong các tuần tiếp theo.
- Ước tính số lượng bữa ăn sẽ phục vụ dựa trên bảng dự báo.
- Lên lịch số lượng nhân viên cần thiết theo số lượng bữa ăn dự kiến. Nếu thiếu nhân sự, đội ngũ sẽ phải làm việc với cường độ cao, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Ngược lại, thừa nhân sự có thể dẫn đến lãng phí nguồn nhân lực. Nếu có sự cố về thiết bị, đào tạo nhân viên mới hoặc vệ sinh nhà hàng, cần tính thêm giờ lao động.
Trong khách sạn, bảng dự báo ẩm thực sẽ dựa trên doanh số phòng bán được. Khi quản lý nhà hàng nhận thông tin về tình trạng phòng, danh sách các buổi tiệc, hội họp hoặc ghi chú kinh doanh khác, họ sẽ sử dụng các phương pháp dự báo để ước tính số lượng khách phục vụ trong ngày và điều chỉnh nhân sự hợp lý.

Người quản lý nhân viên nhà hàng cần điều phối nhân sự và phân công nhiệm vụ hợp lý, đảm bảo mọi việc được thực hiện hiệu quả và đúng tiến độ
Đánh giá hiệu quả làm việc, cải cách nhân sự
Để nâng cao hiệu suất làm việc trong nhà hàng, việc đánh giá nhân sự cần được thực hiện thường xuyên và dựa trên những tiêu chí rõ ràng. Thay vì đánh giá chung chung, quản lý cần áp dụng các tiêu chí cụ thể như tốc độ hoàn thành nhiệm vụ, độ chính xác, thái độ phục vụ và khả năng phối hợp nhóm.
Các chuyên gia đề xuất phương pháp SMART, giúp xây dựng mục tiêu phù hợp cho nhân viên:
- Specific – Mục tiêu rõ ràng, cụ thể.
- Measurable – Có thể đo lường kết quả.
- Achievable – Đảm bảo tính khả thi.
- Realistic – Phù hợp với thực tế công việc.
- Timely – Xác định thời hạn hoàn thành.
Quá trình đánh giá nên diễn ra định kỳ (hàng tháng hoặc hàng quý), thông qua các cuộc họp nhóm, bảng đánh giá cá nhân hoặc trao đổi trực tiếp giữa nhân viên và quản lý. Ngoài ra, việc thu thập phản hồi từ khách hàng cũng là một yếu tố quan trọng để cải thiện chất lượng dịch vụ và điều chỉnh chiến lược vận hành nhà hàng một cách hiệu quả.

Quản lý nhà hàng cần đánh giá và cải cách nhân sự khi cần để duy trì hoạt động kinh doanh ổn định và phát triển
Xử lý trường hợp nhân viên đi trễ, xung đột
Xung đột và cãi vã tại nơi làm việc là điều khó tránh khỏi, nhưng cần được xử lý kịp thời để không ảnh hưởng đến tính chuyên nghiệp của nhà hàng. Nhà quản lý nên đưa nhân viên vào khu vực phía sau để giải quyết, tránh xa tầm mắt khách hàng.
Đầu tiên, xác định nguyên nhân xung đột và cho họ thời gian để “hạ nhiệt”. Không nên trừng phạt, mà thay vào đó hãy sử dụng các giải pháp công bằng. Nếu xung đột không được giải quyết thỏa đáng, nhân viên có thể nghỉ việc và hiệu suất công việc sẽ bị giảm.
Quan hệ giữa bộ phận tiền sảnh và hậu sảnh là một trong những nguyên nhân phổ biến dễ gây xung đột. Nhà quản lý nên khuyến khích hợp tác giữa hai nhóm và nhìn nhận vấn đề từ góc độ của nhân viên. Xung đột thường xuất phát từ vấn đề cá nhân hoặc căng thẳng quá mức. Nhận diện đúng vấn đề sẽ giúp giải quyết xung đột hiệu quả và giảm áp lực cho nhân viên, đồng thời động viên họ làm việc yên tâm hơn.
Trong một số trường hợp, xung đột bắt nguồn từ hành vi không đúng mực, chẳng hạn như quấy rối tình dục hoặc khiêu khích. Cần thiết lập kỷ luật rõ ràng cho những hành vi này và phổ biến ngay từ giai đoạn phỏng vấn tuyển dụng để hạn chế hành vi tiêu cực trong công việc.

Quản lý nhà hàng cần xử lý khéo léo các trường hợp nhân viên đi trễ và xung đột để duy trì môi trường làm việc chuyên nghiệp và hòa thuận
Công việc quản lý nhà hàng đòi hỏi một quá trình tích lũy kiến thức và kỹ năng chuyên môn kéo dài. Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết này sẽ trở thành công cụ hữu ích cho bạn trong việc quản lý nhân viên nhà hàng hiệu quả hơn.
Để công việc quản lý nhân viên nhà hàng trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn, việc trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên ngành là vô cùng quan trọng và cần thiết. Hãy tham khảo chuyên ngành Quản trị Khách sạn tại Cao đẳng Du lịch Sài Gòn.
Sinh viên sẽ được đào tạo kỹ năng nghiệp vụ đến kiến thức quản lý không chỉ cho Khách sạn mà còn cho Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống với thời lượng thực hành chiếm đến 70%, dưới sự hướng dẫn của đội ngũ giảng viên chuyên môn cao. Ngoài ra, trường còn thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề với sự chia sẻ từ doanh nghiệp, giúp sinh viên tiếp cận các kiến thức và xu hướng ngành trong thực tế.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ dưới đây:
- Trụ sở chính: 347A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 10, Quận 10, Tp.HCM
- Cơ sở 2: 20/11C Kỳ Đồng, Phường 09, Quận 3, Tp.HCM.
- Email: tuvantuyensinh.dlsg@gmail.com
- Số điện thoại: 028.38.344.856, 028.62.973.210, 028.62.973.211
- Hotline Tuyển sinh: 0906783686 – 0906776471 – 0988575086
- Giờ làm việc:
Sáng: 7g30 – 11g30, Chiều: 13g – 16g15 (Vui lòng cập nhật lịch làm việc thường xuyên trên fanpage)
- Xét tuyển Online ngay: TẠI ĐÂY
để bạn chọn học tại
Cao đẳng Du lịch Sài Gòn

Chương trình học70% thực hành, 30% lý thuyết
2.5 năm tiết kiệm thời gian, chi phí
100% sinh viên được giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp