Nghiệp Vụ Bếp Trưởng Là Gì? Vai Trò Và Các Kỹ Năng Cần Thiết?
Trong ngành ẩm thực, bếp trưởng là một vị trí đóng vai trò vô cùng quan trọng. Họ không chỉ là người sở hữu kỹ thuật chế biến xuất sắc mà còn là “đầu tàu”, chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của không gian bếp trong các nhà hàng, khách sạn. Khi làm việc trong nghề bếp ở vị trí bếp trưởng thì chắc chắn mỗi người cần nắm rõ nghiệp vụ bếp trưởng để có thể hoàn thành tốt công việc. Trong bài viết này, Cao Đẳng Du Lịch Sài Gòn sẽ cung cấp những thông tin liên quan để bạn có thể hiểu rõ hơn về vai trò cũng như nhiệm vụ của bếp trưởng.
Tìm hiểu về nghiệp vụ bếp trưởng là gì?
Bếp trưởng không chỉ là người đứng đầu nhóm bếp mà còn là người định hình phong cách nấu nướng, đảm bảo chất lượng dịch vụ, món ăn trong các nhà hàng, khách sạn. Để có thể hoàn thành tốt các hạng mục liên quan đến nghiệp vụ bếp trưởng thì bạn cần có sự am hiểu sâu rộng về ẩm thực cũng như kỹ năng quản lý nhà bếp chuyên nghiệp.
Vai trò của nghiệp vụ bếp trưởng trong ngành ẩm thực
Nghiệp vụ bếp trưởng đóng vai trò quan trọng đối với ngành ẩm thực nói chung và những ai theo nghề bếp nói riêng. Bếp trưởng sẽ là người trực tiếp quản lý, điều hành và giám sát các hoạt động của bếp, đảm bảo mọi bộ phận làm việc một cách hiệu quả để mang đến cho khách hàng những món ăn chất lượng, tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm.
Không chỉ vậy, bếp trưởng cũng chính là một nhà lãnh đạo tài ba, có tầm nhìn xa trông rộng, luôn tìm cơ hội để phát triển chất lượng dịch vụ của nhà hàng. Họ là người biết cách tạo dựng và duy trì một đội ngũ nhân viên gắn kết, từ đó tạo ra một môi trường làm việc tích cực, hiệu quả. Hiểu rõ về nghiệp vụ bếp trưởng là yêu cầu bắt buộc đối với những ai làm nghề để có thể hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Nếu bạn muốn làm nghề bếp và đang không biết có nên học nghề đầu bếp không thì sau đây hãy cùng Trường tìm hiểu kỹ hơn về nghiệp vụ bếp trưởng nhé!
Công việc cụ thể của bếp trưởng
Nghiệp vụ của bếp trưởng không chỉ giới hạn trong việc nấu ăn mà còn mở rộng với nhiều nhiệm vụ khác. Dưới đây là những đầu việc mà bạn cần phải đảm bảo theo yêu cầu nghiệp vụ bếp trưởng nhà hàng khách sạn.
Điều hành và kiểm soát công việc bộ phận bếp
- Điều hành, tổ chức các buổi họp đầu ca theo quy định để điểm danh nhân sự, triển khai công việc.
- Lên kế hoạch chi tiêu, kế hoạch công việc chi tiết cho từng bộ phận, theo dõi và đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên.
- Phổ biến quy định, thông tin từ cấp trên đến các bộ phận một cách kịp thời và chính xác.
- Hướng dẫn, kiểm soát quy trình làm việc của nhân sự, đảm bảo tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn của nhà hàng, khách sạn.
Xem thêm: Học nghề nhà hàng khách sạn có dễ tìm việc và mức lương bao nhiêu?
Lên thực đơn, đặt ra quy cách chế biến món ăn
- Chịu trách nhiệm chính trong việc lên thực đơn cho menu hoặc theo yêu cầu của khách hàng.
- Giao việc cho từng nhân sự và đảm bảo hiệu suất công việc.
- Hướng dẫn nghiệp vụ về quy trình nấu nướng đạt chuẩn cho từng nhân sự, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Trực tiếp kiểm tra chất lượng món ăn trước khi phục vụ khách hàng.
Quản lý nhân sự bộ phận bếp
- Hợp tác với bộ phận HR và chịu trách nhiệm chính trong việc tuyển dụng, đánh giá tay nghề của nhân viên thuộc bộ phận bếp.
- Trực tiếp hướng dẫn nghiệp vụ và quy định làm việc cho nhân sự mới.
- Thiết lập chính sách, nội quy công việc và đảm bảo các bộ phận tuân thủ thực hiện nghiêm chỉnh.
- Sắp xếp lịch làm việc, phân công công việc, lên kế hoạch nghỉ lễ, nghỉ phép hợp lý.
- Tổ chức các buổi đánh giá định kỳ về thành tích và thái độ làm việc của nhân viên. Từ đó, đưa ra quyết định khen thưởng, tăng lương cho những cá nhân xuất sắc.
Quản lý hàng hóa, nguyên vật liệu trong bếp
- Kiểm tra chất lượng thực phẩm trong kho và đưa ra giải pháp bảo quản, chế biến phù hợp.
- Kiểm kê số lượng gia vị, thực phẩm chủ yếu để đặt hàng.
- Ra quyết định tiêu hủy thực phẩm, hàng hóa không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh.
Chịu trách nhiệm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm
- Có trách nhiệm kiểm soát và đảm bảo chất lượng vệ sinh trong môi trường làm việc.
- Đưa ra quy định về tiêu chuẩn đồng phục cho nhân viên bếp.
- Tổ chức thực hiện vệ sinh không gian bếp, dụng cụ, thiết bị nấu nướng định kỳ.
- Đảm bảo chất lượng món ăn trước khi phục vụ khách hàng bao gồm độ vệ sinh, độ chín, độ vừa miệng,…
Quản lý dụng cụ, tài sản bộ phận bếp
- Phối hợp cùng bộ phận kế toán kiểm kê tài sản, máy móc, dụng cụ trong nhà bếp đình kỳ hàng tháng.
- Hướng dẫn, theo dõi việc sử dụng và bảo quản tài sản, máy móc, dụng cụ nấu nướng.
- Đề xuất bổ sung những dụng cụ còn thiếu để phục vụ cho công việc trong nhà bếp.
Các công việc khác
- Chế biến món ăn mới hoặc phục vụ theo yêu cầu của khách hàng.
- Phối hợp với các bộ phận có liên quan để giải quyết những thắc mắc, khiếu nại của khách hàng về chất lượng món ăn.
- Tham gia các cuộc họp với Ban Giám đốc, trưởng các bộ phận trong khách sạn.
- Hợp tác với các bộ phận khác lập kế hoạch, triển khai ý tưởng kinh doanh, lên thực đơn mới cũng như các chương trình khuyến mãi của nhà hàng.
- Lập báo cáo chi phí thực phẩm hàng tháng và gửi cho bộ phận Kế toán.
- Báo cáo kế hoạch làm việc và chi phí đặt mua thực phẩm cần thiết cho Giám đốc nhà hàng, khách sạn.
- Thực hiện các công việc liên quan theo sự giao phó của cấp trên.
Những kỹ năng cần thiết để trở thành bếp trưởng
Nếu muốn học đầu bếp chuyên nghiệp cũng như trở thành một bếp trưởng có trình độ và chuyên môn cao, bạn cần trang bị các kiến thức chuyên môn về ẩm thực cũng như nắm rõ nghiệp vụ bếp trưởng nhà hàng – khách sạn. Dưới đây là tổng hợp những kỹ năng mà một bếp trưởng cần có nếu như muốn đảm nhiệm tốt vai trò của mình.
Kỹ năng nấu và chế biến thực phẩm
Bếp trưởng phải nắm vững kiến thức chuyên môn và các kỹ thuật chế biến thực phẩm. Điều này bao gồm việc thành thạo cách sử dụng dụng cụ nấu nướng, lựa chọn nguyên liệu, phối hợp gia vị, căn chỉnh nhiệt độ,… Đây cũng chính là kỹ năng quan trọng nhất khi bạn lựa chọn theo đuổi nghề bếp.
Có kiến thức về thực phẩm và dinh dưỡng
Thường xuyên bổ sung các kiến thức về thực phẩm và dinh dưỡng là yêu cầu quan trọng khi theo nghề bếp. Đặc biệt, là một bếp trưởng, bạn bắt buộc phải hiểu rõ về các loại thực phẩm, cách lựa chọn, nguyên tắc dinh dưỡng, bảo quản để tạo nên những món ăn chất lượng về cả phần nhìn lẫn vị giác.
Kỹ năng quản lý
Kỹ năng quản lý và lãnh đạo đối với một bếp trưởng là vô cùng quan trọng. Chỉ có như vậy bạn mới điều hành và đảm bảo các bộ phận làm việc một cách hiệu quả.
Kỹ năng quản lý thời gian
Đây là kỹ năng mà một bếp trưởng tài ba và chuyên nghiệp không thể thiếu. Bạn cần phải biết cách kiểm soát thời gian nhằm đảm bảo thức ăn chín đều, ngon miệng, trình bày đẹp mắt cũng như là phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng.
Kỹ năng giao tiếp
Để thành công với vai trò của mình, bếp trưởng cần phải có khả năng giao tiếp tốt. Kỹ năng này cực kỳ quan trọng để bạn có thể hiểu và truyền đạt ý kiến, hướng dẫn nhân viên và tương tác hiệu quả với khách hàng, đối tác.
Nhu cầu tuyển dụng và cơ hội nghề nghiệp bếp trưởng hiện nay
Hiện nay, có hội nghề nghiệp của những đối tượng được đào tạo nghiệp vụ bếp trưởng bài bản được đánh giá là vô cùng tiềm năng. Với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp ẩm thực, các nhà hàng, khách sạn hay tổ chức liên quan đều đang tìm kiếm những bếp trưởng có tay nghề cao, biết cách quản lý và vận hành quy trình làm việc trong bếp.
Mức lương của những cá nhân đảm nhận vị trí bếp trưởng tại các nhà hàng, khách sạn là khá cao. Trung bình dao động trong khoảng 12 – 30 triệu đồng, tùy thuộc vào quy mô nhà hàng, khối lượng công việc, kinh nghiệm,… Khoản tiền này thường chưa bao gồm trợ cấp, phụ cấp, thưởng, tips,…
Trên đây là những kiến thức về nghiệp vụ bếp trưởng cũng như vai trò của bếp trưởng trong nhà hàng, khách sạn. Nếu như bạn muốn theo đuổi nghề bếp cũng như không biết trường nào đào tạo ngành đầu bếp chất lượng hiện nay, thì hãy liên hệ ngay với trường Cao Đẳng Du Lịch Sài Gòn để được tư vấn chi tiết về chuyên ngành Kỹ thuật Chế biến Món ăn và hướng dẫn đăng ký xét tuyển. Khi theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo bài bản về nghiệp vụ bếp trưởng, kỹ năng nghề nghiệp và đặc biệt là có nhiều cơ hội thực tập, tiếp xúc thực tế để tích lũy kinh nghiệm trong nghề.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ dưới đây:
- Trụ sở chính:
347A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 11, Quận 10, Tp.HCM
- Cơ sở 2:
20/11C Kỳ Đồng, Phường 09, Quận 3, Tp.HCM.
- Email:
tuvantuyensinh.dlsg@gmail.com
- Số điện thoại:
028.38.344.856, 028.62.973.210, 028.62.973.211
-
Hotline Tuyển sinh:
0906783686 – 0906776471 – 0988575086
- Giờ làm việc:
Sáng: 7g30 – 11g30, Chiều: 13g – 21g
- Xét tuyển Online ngay: TẠI ĐÂY
để bạn chọn học tại
Cao đẳng Du lịch Sài Gòn
Chương trình học70% thực hành, 30% lý thuyết
2.5 năm tiết kiệm thời gian, chi phí
100% sinh viên được giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp