Phụ Bếp Là Gì? Công Việc Và Mức Lương Nghề Phụ Bếp

Vị trí công việc phụ bếp là gì? Công việc và thu nhập nghề phụ bếp mới nhất

Đằng sau những món ăn ngon, đẹp mắt là sự đóng góp thầm lặng của đội ngũ phụ bếp. Tuy không phải là vị trí chủ chốt trong gian bếp, nhưng phụ bếp lại là một vị trí không thể thiếu trong khu vực bếp, góp phần tạo nên sự thành công cho mỗi nhà hàng, khách sạn. Bài viết dưới đây của Trường Cao Đẳng Du Lịch Sài Gòn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn phụ bếp là gì, nghề phụ bếp phải làm những công việc gì và những yêu cầu cần thiết để trở thành một phụ bếp giỏi!

Khám phá nghề phụ bếp là gì?

Nắm rõ công việc của phụ bếp là làm những gì hay phụ bếp là gì sẽ bạn giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí công việc này và có định hướng nghề nghiệp cho tương lai cũng như chọn trường đào tạo nghề bếp phù hợp. Phụ bếp hay còn gọi là Commis chef hoặc Cook Helper, là những thuật ngữ chỉ vị trí công việc hỗ trợ đắc lực cho bếp trưởng trong gian bếp. Những người làm phụ bếp thường đảm nhận các công việc như vệ sinh dụng cụ, sơ chế nguyên liệu, sắp xếp các dụng cụ chế biến,… Đồng thời, họ sẽ thực hiện các công việc dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo và giám sát của đầu bếp chính.

Có thể nói, phụ bếp đóng vai trò như một “trợ thủ đắc lực”, hỗ trợ bếp trưởng hoàn thành công việc một cách hiệu quả và nhanh chóng. Đây là vị trí khởi đầu lý tưởng cho những ai mong muốn theo đuổi con đường trở thành đầu bếp chuyên nghiệp trong tương lai.

Chân dung người làm nghề phụ bếp

Phụ bếp là những trợ thủ đắc lực cho bếp trưởng

Cơ hội nghề nghiệp của nghề phụ bếp hiện nay

Sau khi hiểu được nghề phụ bếp là gì, nhiều người vẫn còn băn khoăn không biết có nên học nghề đầu bếp không và cơ hội thăng tiến trong lĩnh vực này như thế nào? Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch và dịch vụ, nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực ẩm thực ngày càng tăng cao. Do đó, cơ hội nghề nghiệp cho phụ bếp hiện nay vô cùng rộng mở và tiềm năng. Ở Việt Nam, với công việc này, bạn có thể phát triển sự nghiệp theo nhiều hướng khác nhau:

  • Đầu bếp (Line chef): Khi tích lũy thêm kinh nghiệm và trau dồi kỹ năng nấu nướng, bạn có thể tiến xa hơn để trở thành một đầu bếp Line. Vị trí này chịu trách nhiệm chuẩn bị các món ăn hoặc khu vực cụ thể trong căn bếp và làm việc dưới sự giám sát của bếp trưởng hoặc bếp phó.
  • Bếp phó (Sous Chef) : Là một vị trí cấp cao trong hệ thống phân cấp nhà bếp, bếp phó sẽ hỗ trợ bếp trưởng trong việc lên thực đơn, chuẩn bị thức ăn và quản lý nhà bếp. Bếp phó cũng sẽ đảm nhận nhiệm vụ giám sát hoạt động và nhân viên trong bếp.
  • Bếp trưởng (Executive Chef): Đây là vị trí cao nhất trong hệ thống phân cấp nhà bếp mà bất kỳ nhân viên phụ bếp nào cũng muốn đạt được. Bếp trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ nhà bếp từ việc lên thực đơn, quản lý nhân viên và các hoạt động chung của nhà bếp, kiểm soát chất lượng thực phẩm,…

Nếu theo đúng lộ trình thăng tiến, nhân viên phụ bếp sau một khoảng thời gian học hỏi kiến thức, kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm có thể được thăng chức lên các vị trí cao hơn trong nhà bếp. Do đó, để nắm bắt cơ hội và phát triển sự nghiệp, bạn cần trang bị tinh thần học tập, thái độ cầu tiến và sẵn sàng đối mặt với thử thách, khó khăn.

Cơ hội việc làm của nghề phụ bếp 2024

Phụ bếp có thể phát triển lên các vị trí như đầu bếp Line, bếp phó, bếp trưởng

Mô tả chi tiết công việc của nghề phụ bếp

Công việc của một phụ bếp là gì? Đây chắc hẳn cũng là vấn đề mà nhiều người theo đuổi ngành bếp, cụ thể là vị trí phụ bếp quan tâm hơn cả. Hãy tiếp tục theo dõi nội dung dưới đây nhé, Cao đẳng Du Lịch Sài Gòn sẽ giúp bạn biết được nghề phụ bếp là làm gì hay một nhân viên phụ bếp làm công việc gì.

Chuẩn bị thức ăn

Khâu chuẩn bị thức ăn của người làm phụ bếp

Phụ bếp hỗ trợ chuẩn bị và sơ chế nguyên vật liệu trước khi nấu

Chuẩn bị thức ăn là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quy trình nấu nướng để tạo nên những món ăn ngon và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phụ bếp sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ thực hiện các công việc như rửa, gọt vỏ, cắt nhỏ trái cây, rau củ và các nguyên liệu khác. Họ cũng sẽ tham gia vào việc phân chia và đo lường các thành phần theo công thức nấu ăn được giao. Ngoài ra, phụ bếp cũng là người chuẩn bị các công cụ và dụng cụ cần thiết cho việc chế biến thức ăn theo yêu cầu của cấp trên.

Dọn dẹp và vệ sinh

Công việc dọn dẹp và vệ sinh của phụ bếp

Phụ bếp phụ trách dọn dẹp và đảm vệ sinh căn bếp gọn gàng, sạch sẽ

Bếp là nơi tạo ra những món ăn ngon, nhưng cũng là nơi dễ bám bẩn và vi khuẩn nhất, thế nên việc dọn dẹp và vệ sinh bếp là vô cùng quan trọng. Là một phụ bếp, bạn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì, đảm bảo an toàn thực phẩm và tạo môi trường làm việc sạch sẽ, gọn gàng cho căn bếp. Trách nhiệm của phụ bếp trong khâu này sẽ bao gồm các công việc như rửa bát, nồi, chảo và lau mặt bàn, sắp xếp gọn gàng và bảo quản thiết bị bếp để đảm bảo hoạt động tốt.

Quản lý kho

Quản lý kho - Công việc của nhân viên phụ bếp

Phụ bếp chịu trách nhiệm kiểm tra mức tồn kho, ngày hết hạn của hàng hóa,…

Ngoài những công việc liên quan đến chuẩn bị món ăn, phụ bếp còn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý kho nguyên liệu và vật tư. Đây là một phần việc không thể thiếu để đảm bảo hoạt động bếp diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Phụ bếp đóng góp vào việc quản lý kho bằng cách hỗ trợ các công việc như kiểm tra mức tồn kho, kiểm tra ngày hết hạn của hàng hoá và thông báo khi cần bổ sung hàng hóa. Ngoài ra, họ cũng hỗ trợ trong việc nhận và lưu trữ hàng hoá, đồng thời báo cáo với cấp trên về các sự cố liên quan đến nguyên liệu và dụng cụ nấu nướng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Hỗ trợ bếp trưởng và các phụ bếp khác

Nhân viên phụ bếp hỗ trợ bếp trưởng và các vị trí, công việc khác

Hỗ trợ bếp trưởng và các phụ bếp khác cũng là trách nhiệm của một phụ bếp

Phụ bếp đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bếp trưởng và các đầu bếp khác để đảm bảo hoạt động trơn tru và hiệu quả của nhà bếp. Các công việc mà phụ bếp có thể hỗ trợ bao gồm lấy nguyên liệu, vận hành thiết bị nhà bếp và thực hiện theo hướng dẫn của nhóm đầu bếp. Họ cũng có thể tham gia vào việc bày biện và trang trí các món ăn trước khi chúng được phục vụ. Đặc biệt trong thời kỳ cao điểm, phụ bếp có thể được giao nhiệm vụ hỗ trợ tiếp thực theo yêu cầu của cấp trên và đảm bảo việc thực hiện đúng kỹ năng của một người tiếp thực trước khách hàng.

Xử lý chất thải

Hạng mục xử lý chất thải của nhân viên phụ bếp

Xử lý chất thải thực phẩm sau khi hết giờ làm

Xử lý chất thải nhà bếp đúng cách không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn góp phần duy trì sự sạch sẽ và vệ sinh cho khu vực bếp. Trong vai trò này, phụ bếp có trách nhiệm phân loại và xử lý các vật liệu phế thải nhà bếp theo các hướng dẫn được thiết lập. Công việc xử lý chất thải của phụ bếp bao gồm tái chế và đảm bảo rác được loại một cách thích hợp nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh trong môi trường làm việc.

Bảo trì nhà bếp

Nhân viên phụ bếp có nhiệm vụ bảo trì nhà bếp

Phụ bếp phụ trách bảo trì một số thiết bị nhằm đảm bảo mọi hoạt động trong bếp diễn ra hiệu quả

Bên cạnh những công việc chính, phụ bếp còn có thể được yêu cầu hỗ trợ các công việc bảo trì cơ bản trong nhà bếp. Việc này không chỉ giúp đảm bảo thiết bị hoạt động hiệu quả và an toàn mà còn góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà hàng. Công việc phụ bếp nhà hàng trong khâu này sẽ bao gồm việc làm sạch và bảo trì các thiết bị nhà bếp như lò nướng, vỉ nướng và nồi chiên. Ngoài ra, khi gặp phải bất kỳ trục trặc nào hoặc phát hiện các tiềm ẩn về an toàn như hở điện, rò rỉ gas… phải báo cáo ngay cho nhân viên bộ phận liên quan hoặc cấp trên để xử lý.

Tuân thủ tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh

Nhân viên phụ bếp phải tuân thủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm

Tuân thủ tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh là trách nhiệm của phụ bếp nói riêng và mọi người nói chung

An toàn và vệ sinh là hai yếu tố quan trọng hàng đầu trong bất kỳ không gian bếp nào, do đó, phụ bếp cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn và vệ sinh. Bằng cách thực hiện các công việc như áp dụng các kỹ thuật xử lý thực phẩm đúng cách, mặc đồ bảo hộ phù hợp và tuân thủ các quy trình đã được thiết lập về vệ sinh cá nhân. Ngoài ra, duy trì một môi trường làm việc an toàn và vệ sinh là điều rất quan trọng để phòng ngừa tai nạn và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Những yêu cầu để trở thành phụ bếp

Để trở thành một phụ bếp giỏi và chuyên nghiệp, bạn không chỉ cần nắm rõ công việc phụ bếp là gì mà còn phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể, đặc biệt là khi làm việc tại các nhà hàng hoặc khách sạn lớn. Một số yêu cầu cơ bản khi theo học nghề bếp có thể kể đến như:

Yêu cầu về học vấn

Nhìn chung, hầu hết các vị trí phụ bếp đều yêu cầu ứng viên có ít nhất bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Tuy nhiên, một số nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao và ưu tiên những ứng viên có trình độ học vấn cao hơn như bằng cao đẳng hoặc cử nhân về ẩm thực hoặc các chuyên ngành liên quan cho các vị trí ở cấp độ đầu vào của họ. Những ứng viên này thường được đào tạo và có kiến thức chuyên môn sâu rộng hơn về nguyên liệu, kỹ thuật nấu nướng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó, họ có thể thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp và hiệu quả mà không phải tốn thời gian học nghề.

Nhân viên phụ bếp cần phải được đào tạo bài bản

Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những hồ sơ phụ bếp có trình độ học vấn

Kinh nghiệm

Có kinh nghiệm làm bếp sẽ là một lợi thế lớn khi ứng tuyển vào vị trí phụ bếp. Bạn sẽ nắm rõ những kiến thức cơ bản như phụ bếp là gì, công việc của phụ bếp cũng như các kỹ năng nấu nướng cơ bản, đồng thời đã quen với môi trường làm việc trong bếp. Mặc dù đây là vị trí mới bắt đầu, không yêu cầu đào tạo cụ thể, nhưng nếu đã có ít nhất hai năm kinh nghiệm thực tập hoặc làm việc trong lĩnh vực bếp sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội hơn. Tuy nhiên, cũng có không ít đơn vị tuyển dụng sẵn sàng đào tạo và tuyển dụng những ứng viên có tinh thần ham học hỏi, chịu khó và có đam mê với nghề bếp.

Nhân viên phụ bếp có kinh nghiệm sẽ có cơ hội cạnh tranh cao

Kinh nghiệm là yếu tố giúp phụ bếp nâng cao sự cạnh tranh so với những ứng viên khác

Chứng chỉ

Mặc dù không bắt buộc, nhưng việc sở hữu các chứng chỉ liên quan đến nghề bếp có thể giúp bạn nâng cao kỹ năng và gia tăng cơ hội việc làm của bạn. Các nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng được chứng nhận bởi các tổ chức uy tín. Các chứng chỉ như khóa học về an toàn vệ sinh thực phẩm được khuyến khích đối với các phụ bếp. Điều này không chỉ giúp cải thiện chất lượng công việc mà còn thể hiện sự cam kết và chuyên nghiệp của bạn đối với ngành nghề mình đang làm việc.

Yêu cầu kỹ năng

Do tính chất công việc phụ bếp là phải đứng trong thời gian dài, vì vậy, bạn cần có sức khỏe tốt để theo kịp nhịp độ làm việc nhanh của bếp. Đồng thời, phụ bếp thường phải làm việc trong môi trường nhiều áp lực, nên cần phải trang bị những kỹ năng chuyên môn và năng lực xử lý công việc như:

  • Kỹ năng giao tiếp: Phụ bếp thường làm việc trong môi trường ồn ào, đông đúc với nhiều người cùng lúc trao đổi. Do vậy, bạn cần có khả năng giao tiếp rõ ràng, súc tích và lắng nghe hiệu quả để đảm bảo phối hợp nhịp nhàng với đầu bếp và các nhân viên khác, đặc biệt là giờ cao điểm.
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Phụ bếp thường phải đảm nhận nhiều công việc cùng lúc trong thời gian ngắn. Do đó, bạn cần có khả năng sắp xếp công việc hợp lý, ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng và hoàn thành đúng thời hạn.
  • Kỹ năng về an toàn thực phẩm: Phụ bếp cần có kiến thức và kỹ năng về an toàn thực phẩm để đảm bảo rằng thực phẩm được xử lý và bảo quản một cách an toàn. Đồng thời, cũng cần tuân thủ các quy tắc và quy trình về an toàn thực phẩm để ngăn ngừa các nguy cơ liên quan đến sức khỏe của khách hàng và đồng nghiệp.
Nhân viên phụ bếp cần có các kỹ năng cơ bản của người làm đầu bếp

Kỹ năng quản lý thời gian sẽ giúp phụ bếp sắp xếp công việc hợp lý

Mức lương của nghề phụ bếp hiện nay bao nhiêu?

Bên cạnh những thắc mắc như “phụ bếp là gì”, “phụ bếp là làm những công việc gì”, nhiều bạn còn băn khoăn về mức lương nhân viên phụ bếp có cao không. Thực tế, với tốc độ phát triển của ngành du lịch nhà hàng khách sạn như hiện nay, bên cạnh nghề đầu bếp thì nghề phụ bếp cũng đang “khát” nhân sự không kém. Nhìn chung, mức lương cho nghề phụ bếp hiện nay khá hấp dẫn và có thể đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người lao động. 

Tại những nhà hàng, khách sạn lớn 5 sao, mức lương cho một nhân viên phụ bếp có thể dao động khoảng từ 9 – 10 triệu đồng/tháng, chưa tính các khoản thưởng và tiền tip. Nếu bạn có đam mê với nghề bếp và sẵn sàng học hỏi, trau dồi kỹ năng, bạn có thể có một mức lương cao hơn và một tương lai nghề nghiệp rộng mở.

Thu nhập của phụ bếp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

Mức lương của một nhân viên phụ bếp hiện nay khá tốt

Qua việc tìm hiểu về nghề phụ bếp là gì, hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan về vai trò của vị trí này trong ngành ẩm thực cũng như những cơ hội phát triển nghề nghiệp khi theo đuổi ngành nghề này. Có thể nói, phụ bếp là vị trí khởi đầu lý tưởng cho những ai muốn trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp. Nếu bạn có nhu cầu học đầu bếp chuyên nghiệp, hãy đăng ký xét tuyển chuyên ngành Kỹ thuật Chế biến Món ăn tại Trường Cao đẳng Du Lịch Sài Gòn để được đào tạo chuyên sâu về lý thuyết và tham gia thực hành nghề nghiệp thực tiễn một cách thường xuyên. Ngoài ra, để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích như nghề đầu bếp thi khối nào hay có nên học nghề đầu bếp không, hãy truy cập và theo dõi website hoặc liên hệ qua thông tin dưới đây để được hỗ trợ tư vấn cũng như cách đăng ký xét tuyển học bạ online một cách nhanh chóng nhé!

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ dưới đây:

  • Trụ sở chính:

    347A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 11, Quận 10, Tp.HCM

  • Cơ sở 2:

    20/11C Kỳ Đồng, Phường 09, Quận 3, Tp.HCM.

  • Email:

    tuvantuyensinh.dlsg@gmail.com

  • Số điện thoại:

    028.38.344.856, 028.62.973.210, 028.62.973.211

  • Hotline Tuyển sinh:

         0906783686 – 0906776471 – 0988575086

  • Giờ làm việc:

    Sáng: 7g30 – 11g30, Chiều: 13g – 21g

  • Xét tuyển Online ngay: TẠI ĐÂY
3 Lý do chính

để bạn chọn học tại
Cao đẳng Du lịch Sài Gòn

Chương trình học
70% thực hành, 30% lý thuyết

2.5 năm tiết kiệm thời gian, chi phí

100% sinh viên được giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Starlit Night Prom – Tỏa sáng theo cách riêng của bạn
Tối ngày 23/12/2024 là một đêm đầy sao, tại Diamond Place II – 584 Âu Cơ, Phường 10, Quận Tân Bình, nơi những chàng hoàng tử, nàng công chúa xinh đẹp lộng lẫy cùng tụ hội tại đêm tiệc đầy sắc màu và khó quên.   Starlit Night Prom là dịp để các bạn sinh […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 24/12/2024

Vòng Chung kết Cuộc thi “Sáng tạo ẩm thực cùng Gà Mỹ dành cho Đầu bếp Trẻ Cao đẳng Du lịch Sài Gòn năm 2024”
Vào ngày 18/12/2024, Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn phối hợp cùng Hiệp Hội Xuất khẩu Trứng và Gia Cầm Hoa Kỳ (USAPEEC) tổ chức thành công buổi Tập huấn “Chuỗi cung ứng dây chuyền lạnh và Xử lý gia cầm an toàn” và Vòng Chung kết Cuộc thi “Sáng tạo ẩm thực cùng […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 19/12/2024

Hội Trại Nhập Môn và Lễ Khai Giảng – Chào Mừng Tân Sinh Viên Khóa 2024-2027: Góp Phần Xây Dựng Tương Lai Ngành Du Lịch Bền Vững
Ngày 10-11 tháng 12 năm 2024, Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn tổ chức Hội Trại Nhập Môn và Lễ Khai Giảng tại Khu du lịch thác Damb’ri, Lâm Đồng, nhằm chào đón hơn 1000 tân sinh viên của khóa 2024-2027 chuyên ngành Quản trị Khách sạn, Quản trị Lữ hành, Hướng dẫn Du […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 11/12/2024

Tập huấn “Chuỗi cung ứng dây chuyền lạnh và Xử lý gia cầm an toàn” và Cuộc thi “Sáng tạo ẩm thực cùng Gà Mỹ dành cho Đầu bếp Trẻ Cao đẳng Du lịch Sài Gòn năm 2024”
Nhằm khuyến khích sự sáng tạo và phát triển kỹ năng nấu ăn của đầu bếp trẻ, tăng cường hiểu biết về Gà Mỹ và các tiêu chuẩn chất lượng, kết nối và trao đổi kiến thức, Hiệp Hội Xuất khẩu Trứng và Gia Cầm Hoa Kỳ phối hợp cùng Trường Cao đẳng Du lịch […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 02/12/2024

CHUYÊN ĐỀ “VÕ VOVINAM & KỸ NĂNG TỰ VỆ CHO SINH VIÊN NỮ”
Ngày 28/11/2024, Thư viện và Tổ bộ môn Cơ sở Cơ bản Khoa Lữ hành phối hợp cùng Đoàn Thanh Niên Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn tổ chức Chuyên đề “Võ Vovinam và kỹ năng tự vệ dành cho sinh viên nữ”.   Chuyên đề này là cơ hội để các bạn sinh […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 29/11/2024

CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT MÓN THÁI T11.2024
Nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Hội Đầu Bếp Chuyên Nghiệp Sài Gòn SPC, Trường Cao Đẳng Du Lịch Saigon và Công ty Vedan Vietnam, ngày 27/11/2024, chuyên đề Bồi Dưỡng Kiến Thức Ẩm Thực Tháng 11/2024 được diễn ra với sự hướng dẫn của chef Trần Quang Thịnh – Phó chủ nhiệm CLB […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 28/11/2024

10