Quản Lý Nhà Hàng – Công Việc, Thu Nhập Và Quy Trình Quản Lý 2024

Quản lý nhà hàng - Công việc, mức lương và quy trình quản lý 2024

Quản lý nhà hàng là vị trí công việc mơ ước của hầu hết những ai đang làm việc trong lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn. Đây được xem là vị trí đầu tàu, yêu cầu người đảm nhiệm có đủ năng lực chuyên môn để chịu trách nhiệm chi phối mọi hoạt động lớn nhỏ diễn ra trong nhà hàng. Vậy công việc của quản lý nhà hàng là gì? Học ngành gì để có thể trở thành Restaurant Manager chuyên nghiệp? Hãy cùng Cao đẳng Du Lịch Sài Gòn tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Quản lý nhà hàng là gì?

Quản lý nhà hàng – Restaurant Manager là thuật ngữ dùng để chỉ những người quản lý điều hành các hoạt động diễn ra trong nhà hàng như: Quản lý chất lượng dịch vụ, phục vụ, quản lý nhân viên, quản lý doanh thu, đề xuất chương trình khuyến mãi, huấn luyện nhân viên,… Đồng thời, người quản lý cũng có trách nhiệm xử lý và đưa ra giải pháp xử lý các sự cố phát sinh hay khiếu nại của khách hàng.

TÌm hiểu về quản lý nhà hàng là gì?

Restaurant Manager chịu trách nhiệm về mọi hoạt động diễn ra trong nhà hàng

Công việc của Quản lý nhà hàng bao gồm những gì?

Để trở thành một Restaurant Manager chuyên nghiệp là điều không hề dễ dàng, yêu cầu rất cao về năng lực chuyên môn, thành thạo nhiều kỹ năng, có khả năng đa nhiệm và chịu được áp lực tốt. Dưới đây là mô tả công việc quản lý nhà hàng cơ bản nhất.

Công việc của Quản lý nhà hàng bao gồm những việc gì?

Mô tả công việc cần phải đảm nhận của người làm Restaurant Manager

Quản lý nhân sự

Công việc của một quản lý nhà hàng sẽ chịu trách nhiệm sắp xếp, bố trí lịch làm việc và đôn đốc các bạn nhân viên thực hiện đúng tiến độ, chấm công, đánh giá kết quả làm việc định kỳ,… Bên cạnh đó, người quản lý cũng sẽ quan sát cách làm việc của nhân viên để đưa ra lời khuyên hoặc khích lệ, tạo động lực làm việc cho các nhân viên. Đồng thời, việc đảm bảo các chế độ phúc lợi hay sức khỏe của nhân viên cũng thuộc nhiệm vụ của quản lý nhà hàng.

Quản lý tài chính

Công việc quản lý tài chính yêu cầu người quản lý nhà hàng vừa có cái nhìn bao quát, vừa phải chi tiết về tình hình tài chính của nhà hàng. Cụ thể, người quản lý cần kiểm soát các khoản chi phí từng ngày, từng tháng, từng quý và từng năm như: nguyên vật liệu, lợi nhuận thu được,… Từ đó, người phụ trách quản lý có thể xây dựng kế hoạch chỉ tiêu doanh thu cần đạt của nhà hàng hay các giải pháp cải thiện, thúc đẩy doanh số bị sụt giảm, tham gia ký kết hoặc hủy hợp đồng thẩm quyền,…

Mô tả công việc cần phải đảm nhận của người làm Quản lý nhà hàng

Restaurant Manager có trách nhiệm kiểm soát tài chính, tăng doanh thu cho nhà hàng

Quản lý cơ sở vật chất

Quản lý nhà hàng cũng sẽ chịu trách nhiệm quản lý cơ sở vật chất bao gồm các công việc như: Kiểm kê đồ dùng từng ca làm, ký duyệt mua bổ sung thiết bị, điều chuyển nguyên vật liệu,… Đồng thời, người quản lý còn thực hiện giải trình tình trạng khấu hao và đưa ra kế hoạch bảo trì, sửa chữa thiết bị.

Quản lý chất lượng dịch vụ

Nhiệm vụ của người quản lý nhà hàng cần thường xuyên giám sát và quản lý chất lượng dịch vụ đạt chuẩn mang lại trải nghiệm sử dụng dịch vụ tại nhà hàng tốt nhất đến khách hàng. Cụ thể, các công việc liên quan đến quản lý chất lượng dịch vụ như: đảm bảo tính khoa học của thực đơn, hương vị thức ăn hợp khẩu vị khách hàng, tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, đưa ra các giải pháp cải thiện dịch vụ nhà hàng,…

Quản lý chất lượng dịch vụ ở nhà hàng

Nhiệm vụ Restaurant Manager là không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ của nhà hàng

Kinh doanh và tiếp thị

Quản lý nhà hàng còn đảm nhận trách nhiệm tiếp thị các dịch vụ, chương trình khuyến mãi đến khách hàng nhằm thúc đẩy doanh thu cũng như tăng độ nhận diện cho nhà hàng. Trong đó, công việc kinh doanh và tiếp thị sẽ bao gồm: Chủ động tìm nguồn khách hàng tiềm năng, phối hợp với phòng kinh doanh và marketing để đưa ra chiến lược bán hàng, quảng bá nhà hàng hiệu quả, tổ chức các hoạt động khuyến mãi,…

Giải quyết sự cố, khiếu nại từ khách hàng

Khi xảy ra các trường hợp khách phàn nàn hay xung đột vượt ngoài khả năng giải quyết của nhân viên, Restaurant Manager sẽ là người đứng ra đại diện xử lý. Để có thể đưa ra hướng xử lý hiệu quả và tạo được ấn tượng tốt đến thực khách, người quản lý cần rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống nhạy bén và quyết đoán. Bên cạnh đó, người quản lý nhà hàng cũng phải luôn giữ tâm thế sẵn sàng thực hiện những nhiệm vụ đột xuất được yêu cầu bởi cấp trên.

Đứng ra giải quyết sự cố, khiếu nại từ khách hàng

Restaurant Manager đại diện giải quyết các phàn nàn, khiếu nại của khách hàng

Công việc hàng ngày của quản lý nhà hàng

Công việc của Restaurant Manager sẽ được diễn ra theo một quy trình và kế hoạch được định sẵn trước khi bắt đầu một ngày làm việc mới. Điều này nhằm đảm bảo mọi hoạt động điều hành từng bộ phận nhà hàng được kiểm soát chặt chẽ và đảm bảo chất lượng dịch vụ hài lòng, chủ động trong mọi tình huống phát sinh. Dưới đây là kế hoạch chi tiết các nhiệm vụ cần phải làm trong một ngày của quản lý nhà hàng:

Công việc hàng ngày của Restaurant Manager

Các công việc cần làm trong một ngày của quản lý nhà hàng

Đầu ngày

  • Tiến hành họp bộ phận và thông báo tình hình sơ bộ về khách hàng sắp đón.
  • Kiểm tra hình thức cá nhân.
  • Kiểm tra danh sách các công việc và trạng thái vệ sinh khu vực trước khi đón tiếp khách hàng.
  • Kiểm tra và cân nhắc sắp xếp công việc của các bộ phận trong ngày.
  • Kiểm tra lại báo cáo và xử lý các công việc tồn động của ngày hôm trước.
Công việc đầu ngày

Tiến hành họp các bộ phận phân công công việc cho nhân viên vào đầu ngày

Trong ngày

  • Xử lý và đưa ra giải pháp cho các công việc phát sinh.
  • Kiểm tra lại toàn bộ hoạt động của nhà hàng trước khi mở cửa đón tiếp thực khách.
  • Giám sát các hoạt động của nhân viên và gặp gỡ khách hàng.

Cuối ngày

  • Kiểm tra lại những công việc còn tồn đọng trong ngày.
  • Kiểm tra lại hoạt động của từng bộ phận.
  • Viết bảng báo cáo chi tiết về toàn bộ công việc diễn ra trong một ngày tại nhà hàng.

Báo cáo giám đốc nhà hàng

  • Thực hiện báo cáo tiến độ, các công việc điều hành và quản lý bộ phận theo nhiệm vụ được giao định kỳ cho giám đốc.
  • Báo cáo các trường hợp đột xuất.
  • Báo cáo chất lượng, định lượng thức ăn, đồ uống hàng ngày và đánh giá dịch vụ của thực khách.
  • Báo cáo chất lượng thực đơn, những phản hồi, đề xuất của các bộ phận và hiệu suất làm việc của từng bộ phận, tình trạng tồn kho, đề nghị bảo dưỡng, thay thế thiết bị,…
  • Trong trường hợp không thể có mặt điều hành hoạt động tại nhà hàng, quản lý nhà hàng cần báo cáo công việc bàn giao cho Trợ lý đã được chỉ định.
Báo cáo cho giám đốc nhà hàng

Báo cáo chi tiết tiến độ, công việc điều hành và các đề xuất cho giám đốc nhà hàng

Các kỹ năng cần thiết để trở thành một quản lý nhà hàng chuyên nghiệp

Vị trí quản lý nhà hàng được xem là cột mốc công nhận cho quá trình nỗ lực không ngừng tích lũy kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn và niềm yêu nghề của mỗi người. Tuy nhiên, để đảm đương được vị trí này và thăng tiến lên vị trí General Manager (Tổng giám đốc) là điều không hề đơn giản, bởi nó yêu cầu người quản lý cần trang bị và liên tục trau dồi các kỹ năng quan trọng như:

  • Khả năng kiểm soát cảm xúc: Công việc Restaurant Manager khá áp lực, cần phải đảm đương rất nhiều công việc cùng một lúc và ứng biến linh hoạt với những tình huống phát sinh. Vì vậy, người quản lý cần biết cách kiểm soát căng thẳng, giữ cho tinh thần được thoải mái và duy trì sức khỏe tốt để cống hiến cho công việc cũng như tạo được ấn tượng tốt với khách hàng.
  • Kỹ năng giao tiếp: Đặc thù ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Do đó, việc trang bị kỹ năng giao tiếp là điều không thể thiếu nhằm nâng cao tinh thần làm việc, đồng thời tăng sự tự tin, có khả năng thuyết phục và làm hài lòng khách hàng.
  • Kỹ năng tổ chức, quản lý và lãnh đạo: Đây là kỹ năng quan trọng nhất để trở thành quản lý nhà hàng chuyên nghiệp, đảm bảo mọi hoạt động điều hành công việc cho các bộ phận được diễn ra hiệu quả nhất. Đồng thời, kỹ năng này cũng cho phép người quản lý biết cách tận dụng năng lực và thế mạnh riêng của từng nhân viên để nâng cao năng suất làm việc.
  • Kỹ năng xử lý tình huống: Việc rèn luyện kỹ năng này sẽ giúp bạn có khả năng ứng biến nhanh với những sự cố phát sinh hay phàn nàn của khách hàng, cũng như đưa ra hướng giải quyết tối ưu nhất.
Các kỹ năng để trở thành một quản lý nhà hàng chuyên nghiệp

Các kỹ năng mềm cần thiết để trở thành một Restaurant Manager chuyên nghiệp

Giải pháp giúp quản lý nhà hàng dễ dàng hơn

Lượng công việc của vị trí Restaurant Manager khá nặng và thường xuyên phải đối mặt với áp lực cao. Nếu người quản lý không biết cách sắp xếp và giải quyết hợp lý sẽ dễ dẫn đến hiệu suất và năng lượng làm việc giảm xuống đáng kể. Dưới đây là một số lời khuyên cần thiết dành cho những ai theo đuổi công việc này:

  • Kiểm soát chặt chẽ chất lượng nhân viên đầu vào ngay từ khâu tuyển dụng và đào tạo, thống nhất cách làm việc có hệ thống.
  • Biết cách quản lý tài chính thông minh, tính toán định lượng món ăn chi tiết để giảm bớt sự chênh lệch khi chế biến cũng như tránh việc lãng phí thực phẩm, hao hụt tài chính.
  • Phân công công việc cho nhân viên và các bộ phận một cách hợp lý.
  • Trang bị đầy đủ các dụng cụ làm việc phù hợp và tiện lợi cho nhân viên, cũng như thường xuyên trò chuyện, khích lệ họ để tạo động lực làm việc.
  • Tận dụng các tiện ích công nghệ để công việc quản lý được đơn giản hóa và lên kế hoạch làm việc chi tiết, hiệu quả cao.
  • Lưu trữ các thông tin khách hàng để gửi lời chúc mừng sinh nhật hay thông tin về các chương trình giảm giá, món ăn mới của nhà hàng.
Giải pháp giúp quản lý nhà hàng dễ dàng, thuận lợi hơn

Kinh nghiệm nâng cao hiệu suất làm việc, trở thành một Restaurant Manager thành công

Mức thu nhập của quản lý nhà hàng

Hiện nay, mức lương quản lý nhà hàng trung bình dao động từ 15 – 20 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào quy mô, quy định, chế độ của từng nhà hàng, năng lực cá nhân và số năm kinh nghiệm làm việc. Nếu nhà hàng nằm trong một tổ hợp khách sạn hay thuộc khu resort lớn thì Restaurant Manager sẽ không cần đảm nhiệm việc quản lý khu vực bếp. Đặc biệt, mức thu nhập quản lý nhà hàng tại những cơ sở này có thể lên đến 45 triệu/tháng.

Mức lương của quản lý nhà hàng

Tìm hiểu mức lương của công việc quản lý nhà hàng

Học Quản lý nhà hàng ở đâu tốt và chất lượng?

Hiện nay, Cao đẳng Du Lịch Sài Gòn là một trong những ngôi trường uy tín hàng đầu, chuyên đào tạo các chuyên ngành du lịch chất lượng tại TPHCM. Với hơn 33 năm kinh nghiệm, nhà trường đã cung cấp hơn 40.000 nhân sự ở các cấp độ nhân viên, Quản lý Khách sạn – Nhà hàng, Du lịch Lữ hành và Hướng dẫn viên du lịch quốc tế, nội địa. Hiện tại, trường đang đào tạo các ngành học bao gồm: Quản trị Khách sạn, Quản trị Lữ hành, Hướng dẫn Du lịch và Kỹ thuật Chế biến Món ăn.

Trong đó, sinh viên theo học ngành Quản trị Khách sạn của trường cũng sẽ được đào tạo ở lĩnh vực quản lý nhà hàng, dịch vụ ăn uống,… với thời lượng thực hành chiếm đến 70%. Đặc biệt, các bạn sẽ được hướng dẫn và giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên chuyên môn cao, hiện đang nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng tại các nhà hàng, khách sạn danh tiếng. 

Ngoài ra, nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo và thực tập cho các bạn sinh viên chuyên ngành Quản trị Khách sạn nhằm trang bị sẵn sàng những kiến thức chuyên sâu, bám sát thực tế nhất.

>>> Tìm hiểu thêm: Nghiệp vụ nhà hàng là gì? Quy trình nghiệp vụ nhà hàng như thế nào?

Học Quản lý nhà hàng ở đâu tốt?

Học Quản trị Nhà hàng Khách sạn tại trường Cao đẳng Du Lịch Sài Gòn chất lượng

Như vậy, bài viết trên đây đã tổng hợp thông tin chia sẻ chi tiết về công việc, các kỹ năng cần có cũng như mức thu nhập hấp dẫn của vị trí quản lý nhà hàng, hy vọng sẽ hữu ích với bạn. Có thể thấy, công việc Restaurant Manager yêu cầu rất cao về trình độ chuyên môn, các kỹ năng mềm, kinh nghiệm và sự linh hoạt, nhạy bén, chịu được áp lực tốt. 

Nếu bạn đang tìm kiếm môi trường đào tạo, học quản lý nhà hàng khách sạn bài bản và chất lượng, hãy liên hệ ngay với trường Cao đẳng Du Lịch Sài Gòn để được tư vấn chi tiết về các ngành học liên quan nhé cũng như cách thức đăng ký xét tuyển học bạ online mới nhất 2024 nhé.

đăng ký ngay

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ dưới đây:

  • Trụ sở chính:

    347A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 10, Quận 10, Tp.HCM

  • Cơ sở 2:

    20/11C Kỳ Đồng, Phường 09, Quận 3, Tp.HCM.

  • Email:

    tuvantuyensinh.dlsg@gmail.com

  • Số điện thoại:

    028.38.344.856, 028.62.973.210, 028.62.973.211

  • Hotline Tuyển sinh:

         0906783686 – 0906776471 – 0988575086

  • Giờ làm việc:

    Sáng: 7g30 – 11g30, Chiều: 13g – 16g15 (Vui lòng cập nhật lịch làm việc thường xuyên trên fanpage)

  • Xét tuyển Online ngay: TẠI ĐÂY
3 Lý do chính

để bạn chọn học tại
Cao đẳng Du lịch Sài Gòn

Chương trình học
70% thực hành, 30% lý thuyết

2.5 năm tiết kiệm thời gian, chi phí

100% sinh viên được giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kỳ thi Nghiệp vụ Hướng dẫn Nội địa/ Quốc tế tháng 01/2025 tại Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn
Chứng chỉ Nghiệp vụ Hướng dẫn là điều kiện cần thiết để cấp thẻ hành nghề Hướng dẫn viên Du lịch. Vào ngày 20/01/2025, Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn tổ chức kỳ thi lấy Chứng chỉ Nghiệp vụ Hướng dẫn Nội địa/ Quốc tế với các phần thi chuyên sâu: Tuyến điểm Du […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 21/01/2025

Chương trình “Gói bánh Tết, đón Xuân sum vầy 2025”
Những ngày cận Tết Nguyên Đán, có lẽ không gì tuyệt vời hơn khi được cùng nhau trải nghiệm những hoạt động đặc trưng của mùa xuân. Ngày 17/01/2025, trong không khí ấm áp và thân tình, đại gia đình Cao đẳng Du lịch Sài Gòn đã cùng nhau tham gia nhiều hoạt động trong […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 17/01/2025

Top những địa điểm du lịch gần Sài Gòn không thể bỏ lỡ
Sau một tuần bận rộn với công việc, 2 ngày cuối tuần là thời điểm lý tưởng để thư giãn và tái tạo năng lượng. Một chuyến đi ngắn đến các địa điểm gần Sài Gòn chắc chắn sẽ mang lại cho bạn cảm giác thư thái và thư giãn. Trong bài viết dưới đây, […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 17/01/2025

Quy trình dọn phòng khách sạn chuyên nghiệp và đầy đủ
Hàng ngày, khách sạn cần đón hàng trăm, hàng nghìn lượt khách và không ai muốn bỏ tiền ra nghỉ ngơi ở một căn phòng chưa được dọn dẹp sạch sẽ. Tuy nhiên trước khối lượng phòng lớn cần dọn dẹp, việc đảm bảo hiệu quả mà vẫn đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh đòi […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 17/01/2025

Tiêu chuẩn phòng ngủ khách sạn 5 sao mới nhất
Phòng ngủ khách sạn 5 sao không chỉ được đánh giá qua chất lượng dịch vụ, mà còn dựa trên thiết kế, công năng và sự tiện nghi khi sử dụng. Là loại hình thuộc phân khúc cao cấp, việc thiết kế phòng ngủ phải đáp ứng các tiêu chí xếp hạng sao do Cục […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 17/01/2025

Dine and Dash là gì? Các biện pháp ngăn chặn Dine and Dash hiệu quả
Khi hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, có rất nhiều vấn đề phát sinh mà nhân viên không thể lường trước được. Trong đó, “Dine and Dash” là tình trạng phổ biến nhất khiến nhiều nhân viên và quản lý buộc phải đền bù khoản tiền thiếu hụt theo quy định của nhà hàng. […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 17/01/2025

10