Thank you
Thank you for reaching out, we will be in touch shortly
Trụ sở chính: 347A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 11, Quận 10,
Tp.HCM
Điện thoại: (028) 3834 4856 – (028) 6297 3210 – (028) 6297 3211
Cơ sở Kỳ Đồng: 20/11C Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Tp.HCM
Điện thoại: (028) 7105 6879 – (028) 7102 6879
Email: tuvantuyensinh.dlsg@gmail.com
Hotline: 0988 575 086 – 0906 776 471 – 0906 783 686
Thời gian: 7:00 AM đến 21:00 PM
Phần mở đầu của buổi thuyết trình rất quan trọng, thay mất nhiều thời gian giới thiệu bản thân một cách đơn điệu, hãy khiến mọi người trở nên thoải mái bằng những câu chuyện nhỏ thú vị liên quan đến chủ đề chúng ta sẽ trình bày.
Bắt đầu bằng phần mở màn ấn tượng
Phần mở đầu của buổi thuyết trình rất quan trọng. Thông thường, mọi người sẽ thấy hứng thú nếu bạn mở đầu một cách vui vẻ. Vì thế, thay mất nhiều thời gian giới thiệu bản thân một cách đơn điệu, hãy khiến mọi người trở nên thoải mái bằng những câu chuyện nhỏ thú vị liên quan đến chủ đề chúng ta sẽ trình bày.
Áp dụng công thức 10-20-30 khi chuẩn bị tài liệu
Đây là một mẹo nhỏ từ Chuyên gia Guy Kawasaki – Người góp phần làm nên thành công của Apple mà bạn có thể tham khảo. Ông cho rằng, các trang trình chiếu trên máy tính (slide) nên được chuẩn bị như sau:
– Không nên chuẩn bị quá 10 slides
– Không dài quá 20 phút
– Sử dụng khổ chữ từ size 30 trở lên
Thực hiện theo điều này sẽ giúp bạn tránh được việc “dồn nén” quá nhiều thông tin vào 1 slidevà khiến khán giả “căng mắt” đọc chúng thay vì lắng nghe bạn thuyết trình! Tuy nhiên công thức này còn tuỳ thuộc vào chủ đề, nội dung bài tập bạn được giao nữa nhé!
Giọng nói và cách biểu đạt
Làm gì cũng phải luyện tập đúng không nào! Giọng nói và biểu đạt trước đám đông cũng vậy nhé! Chúng ta có thể tự mình luyện tập trước gương để tự mình khắc phục được những gì còn thiếu sót. Ngoài ra, khi thực hiện bài tập nhóm, bạn cũng có thể thuyết trình thử trước mọi người để nhận được những lời gópý.
Đừng bỏ qua ngôn ngữ cơ thể
Bên cạnh giọng nói thì ngôn ngữ cơ thể cùng phong thái tự tin góp gần ghi điểm tuyệt đối trong mắt khán giả. Bạn nên di chuyển chậm rãi quanh sân khấu, bục giảng và giữa người nghe để gia tăng sự tương tác thay vì đứng yên một chỗ và cầm mic đọc slide như đang trả bài.
Đừng quên nụ cười và ánh mắt
Nụ cười và ánh mắt là “sợi dây” tuyệt vời kết nối khán giả. Khi mỉm cười và nhìn vào mắt ai đó, bạn sẽ thu hút sự tập trung của họ vào bạn và điều bạn đang nói. Hành động này cũng khiến bạn giảm đi sự lo lắng vì nó tạo cảm giác như bạn đang thuyết trình cho một người, chứ không phải cả một đám đông lớn.