Ngành Du Lịch Là Gì? Công Việc Và Trường Đào Tạo Ngành Du Lịch Chất Lượng
Với sự phát triển của nền Kinh tế – Xã hội, mức sống của con người được nâng cao, nhu cầu về du lịch, nghỉ dưỡng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Đó cũng chính là lý do du lịch trở thành một trong những ngành nghề siêu hot với nhu cầu về nguồn nhân lực luôn tăng cao. Vậy ngành du lịch là gì? Sinh viên du lịch ra trường làm gì? Tất cả những thông tin này sẽ được Cao đẳng Du Lịch Sài Gòn giới thiệu tất tần tật thông qua bài viết dưới đây.
Ngành du lịch là gì?
Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển cực kỳ mạnh mẽ, theo đó lượng du khách quốc tế cũng như khách du lịch nội địa tăng lên hàng năm. Chính vì thế, có thể nói ngành du lịch không chỉ đơn giản phục vụ cho nhu cầu nghỉ dưỡng mà còn góp phần quảng bá văn hóa, cảnh đẹp Việt Nam tới bạn bè quốc tế.
Thế giới ngày càng hội nhập và phát triển, con người càng có xu hướng đi du lịch nhiều hơn để khám phá những vùng đất mới, trải nghiệm những nền văn hóa khác nhau. Điều này đã tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ du lịch. Vậy cụ thể ngành du lịch là gì? Hãy cùng Cao đẳng Du lịch Sài Gòn tìm hiểu tổng quan về ngành du lịch ngay sau đây.
Ngành du lịch là ngành gì?
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp gồm nhiều nhóm ngành bộ phận, liên quan đến việc di chuyển của con người ra khỏi nơi cư trú với nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí,… Ngày này, người ta còn xem du lịch là một hình thức xuất khẩu dịch vụ tại chỗ, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Với tiềm năng phát triển lớn, ngành du lịch mang lại nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho các bạn sinh viên. Theo đó, sinh viên sau khi được đào tạo sẽ có khả năng làm việc trong các tổ chức du lịch, nhà hàng, khách sạn,… nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước.
Vai trò của ngành dịch vụ du lịch
Du lịch là một ngành có lịch sử hình thành lâu đời và vẫn phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới cho tới ngày nay. Cụ thể, ngành dịch vụ du lịch xuất hiện từ khi con người có nhu cầu khám phá, trao đổi văn hóa tại nhiều vùng đất khác nhau. Vậy vai trò của ngành du lịch là gì?
Thực tế, ngành du lịch phát triển nhanh chóng trong thế kỷ 20 nhờ sự bùng nổ của các phương tiện giao thông và công nghệ thông tin. Không chỉ vậy, ngành này còn đóng góp vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia như:
- Tạo ra nhiều cơ hội việc làm ngành du lịch với mức thu nhập hấp dẫn.
- Thu hút đầu tư tại địa phương, vùng lãnh thổ.
- Góp phần bảo tồn và duy trì các giá trị văn hóa, lịch sử và thiên nhiên.
- Thúc đẩy sự giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia và con người.
Triển vọng của nhóm ngành du lịch tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam ngày càng được chú trọng phát triển và mở rộng. Điều này đã làm tăng số lượng khách du lịch quốc tế lựa chọn Việt Nam làm nơi tham quan và nghỉ dưỡng.
Hơn nữa, du lịch Việt Nam ngày càng cải thiện hình ảnh, danh tiếng của mình trên trường quốc tế, nhờ vào sự hỗ trợ của chính phủ trong việc quảng bá các điểm tham quan, cảnh đẹp của đất nước tới các nước bạn. Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê, năm 2020, lần đầu tiên trong lịch sử, ngành du lịch Việt Nam đã lập kỷ lục khi đạt 1 triệu du khách chỉ trong vòng 1 tháng đầu năm.
Sau những tác động to lớn của Covid-19 vào giai đoạn cuối tháng 2/2020 – 2022 khiến cho ngành du lịch thế giới và Việt Nam “đóng băng”, cho đến hiện tại, ngành du lịch đã từng bước ổn định và phát triển vượt bậc. Trong 7 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã chào đón hơn 6,6 triệu du khách quốc tế và phục vụ khoảng 76,5 triệu du khách nội địa. Tổng doanh thu từ ngành du lịch ước tính đạt 416,6 nghìn tỷ đồng.
Trong số đó, tháng 7 vừa qua là tháng đầu tiên trong năm 2023, nước ta đã đón chào hơn 1 triệu du khách quốc tế. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có chỉ số cải thiện cao nhất trên thế giới, với chỉ số năng lực phát triển du lịch năm 2021 tăng 8 bậc so với năm 2019, đạt vị trí thứ 52/117 quốc gia/nền kinh tế. Kéo theo sự phát triển vượt bậc, ngành Du lịch cũng đang đối diện với tình trạng thiếu hụt nhân sự.
Mức lương nhân viên ngành du lịch
Ngành du lịch là một ngành có nhiều tiềm năng phát triển, mang lại cơ hội việc làm rộng mở cho các bạn sinh viên. Do đặc thù công việc nên ngành du lịch bao gồm nhiều bộ phận, mức thu nhập của nhân viên trong ngành sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào lĩnh vực mà họ làm, cụ thể như sau:
- Hướng dẫn viên du lịch mới ra trường có mức lương dao động từ 8 – 15 triệu đồng/tháng.
- Nhân viên điều hành tour có mức lương dao động từ 8 – 10 triệu đồng/tháng.
- Nhân viên sales tour mảng du lịch có mức lương trong khoảng 10 – 12 triệu đồng/tháng.
- Nhân viên PR, Marketing mảng du lịch sẽ có lương dao động từ 8 – 10 triệu đồng/tháng.
- Lễ tân Nhà hàng – Khách sạn có mức lương trong khoảng 7 – 9 triệu đồng/tháng.
- Quản lý Nhà hàng – Khách sạn mức lương từ 15 – 18 triệu đồng/tháng.
Nhìn chung, sinh viên học du lịch ra trường làm gì cũng sẽ có mức thu nhập tương đối ổn định. Bên cạnh mức lương cứng, người làm nghề còn có cơ hội nhận thêm khoản thu nhập phát sinh khác như tiền tips phục vụ, tiền hoa hồng, tiền hướng dẫn khách du lịch,…
Cơ hội việc làm cực kỳ hot cho sinh viên ngành dịch vụ du lịch
Tiềm năng phát triển trong công việc luôn là một chủ đề hấp dẫn với các sinh viên đang theo học ngành du lịch. Mặc dù ngành này đòi hỏi người làm nghề khá nhiều kiến thức, kỹ năng nhưng đồng thời cũng mang lại những cơ hội việc làm thú vị. Sinh viên sau khi học du lịch ra làm gì cũng có tiềm năng phát triển vì có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc như:
- Thuyết minh viên du lịch
- Hướng dẫn viên du lịch
- Quản lý đoàn khách du lịch
- Nhân viên Truyền thông, PR, Marketing, chăm sóc khách hàng mảng du lịch
- Nhân viên điều hành các chương trình tour du lịch
- Khởi nghiệp, kinh doanh mảng dịch vụ du lịch
- Giảng viên tại các cơ sở giáo dục, nghiên cứu liên quan đến du lịch và lữ hành
Ngành du lịch bao gồm các nhóm ngành nào?
Tùy vào quy mô trường học, kế hoạch đào tạo và nhu cầu nhân lực của ngành du lịch tại địa phương mà ngành du lịch sẽ có sự phân chia các nhóm ngành đào tạo, mỗi ngành sẽ bao gồm nhiều chuyên ngành nhỏ tương ứng. Dưới đây là một số ngành phổ biến, có tiềm năng nghề nghiệp rộng mở trong lĩnh vực du lịch:
- Hướng dẫn Du lịch
- Quản trị Kinh doanh Du lịch
- Thương mại điện tử du lịch
- Quản trị Lữ hành & Du lịch
- Truyền thông, PR & Marketing Dịch vụ Du lịch
- Quản trị Khách sạn
- Quản trị Dịch vụ Ăn uống & Nhà hàng
- Tổ chức và Quản lý sự kiện
- Kỹ thuật chế biến món ăn/Khoa học chế biến món ăn/Quản trị chế biến món ăn
Học ngành du lịch ra trường làm gì? Bao gồm những nhóm ngành nghề nào?
Ngành du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp bao gồm nhiều nhóm ngành bộ phận, đem lại nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên. Dưới đây là một số vị trí công việc mà người học ngành du lịch có thể lựa chọn:
- Quản lý du lịch: Người làm tại các vị trí trong ngành du lịch, lưu trú phải có kiến thức chuyên môn về từng lĩnh vực cụ thể để có thể hướng dẫn, chỉ đạo nhân sự. Công việc của một nhà quản lý du lịch khá đa dạng như quản lý tour du lịch, quản lý dòng tiền kinh doanh, quản lý hướng dẫn viên du lịch, theo dõi quy trình vận hành,…
- Điều hành tour du lịch: Người điều hành có trách nhiệm lên kế hoạch tổ chức chuyến du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng,… nhằm đảm bảo chuyến đi diễn ra theo kế hoạch. Công việc cụ thể của người làm điều hành du lịch là:
- Mang đến những dịch vụ và trải nghiệm đặc sắc cho khách hàng.
- Thực hiện các giao dịch, thỏa thuận, thuyết phục khách hàng về dịch vụ du lịch.
- Làm việc với nhà cung cấp để đàm phán mức giá và chất lượng nhằm đem lại lợi ích cho công ty.
- Phân công công việc cho người hướng dẫn viên du lịch nhằm thực hiện theo đúng kế hoạch chương trình.
- Lập báo cáo hàng ngày để quản lý tình hình hoạt động.
- Quản lý, điều hành Khách sạn – Nhà hàng: Theo đó, người làm nghề phải đảm nhiệm các công việc vận hành, hoạch định, đánh giá, kiểm tra mọi hoạt động bên trong nhà hàng, khách sạn. Cụ thể, công việc thường xoay quanh các mảng như quản trị nhân sự, quản trị cơ sở vật chất, giải quyết khiếu nại từ khách hàng,…
- Nhân viên lễ tân tại Khách sạn – Nhà hàng: Tiếp đón khách, nhận thông tin và giải đáp các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ. Công việc này sẽ đòi hỏi yêu cầu về ngoại tình, sự nhạy bén và giao tiếp khéo léo.
- Hướng dẫn viên Du lịch: Người hướng dẫn viên sẽ là người giới thiệu, giải thích, trình bày cho khách du lịch về lịch sử, văn hóa, con người tại địa điểm tham quan. Vị trí này buộc người theo nghề phải có sức khỏe tốt, vốn hiểu biết sâu rộng, khả năng giao tiếp, giải quyết vấn đề nhanh chóng.
- Nhân viên Marketing mảng du lịch: Đây là công việc có tiềm năng phát triển lớn. Công việc chính của người làm nghề sẽ bao gồm tiếp thị, quảng cáo các sản phẩm du lịch như dịch vụ lưu trú, vận chuyển, tư vấn thông tin,…
Vì sao sinh viên nên chọn ngành du lịch?
“Có nên học ngành du lịch không?” là thắc mắc chung của hầu hết các bạn học sinh khi lựa chọn ngành học sau khi tốt nghiệp THPT. Dưới đây là những lý do mà bạn nên chọn theo đuổi ngành học tiềm năng này.
- Có cơ hội được đi nhiều nơi: Đặc thù của ngành du lịch “xê dịch”, chính vì thế, người theo nghề sẽ có nhiều cơ hội để đặt chân đến nhiều địa danh nổi tiếng trong nước và trên thế giới. Thậm chí, nếu sinh viên có khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt, việc có thể được dẫn đoàn khách tham quan nước ngoài hoàn toàn có thể xảy ra.
- Cơ hội học hỏi, khám phá: Người làm việc trong ngành dịch vụ du lịch phải nắm rõ những thông tin về địa điểm tham quan. Như vậy, người làm nghề cần cập nhật kiến thức thường xuyên để điều hành tour du lịch và làm dịch vụ cho khách hàng.
- Mở rộng mối quan hệ: Khi theo đuổi nhóm ngành dịch vụ du lịch, các bạn sinh viên sẽ được gặp gỡ nhiều đồng nghiệp năng động, sôi nổi khác. Đồng thời, khi du khách có được trải nghiệm du lịch tốt nhất, bạn sẽ có thêm nhiều mối quan hệ hữu ích giúp ích cho con đường thăng tiến sau này.
- Cơ hội nghề nghiệp: Ngành du lịch là một ngành có nhiều cơ hội nghề nghiệp, thu nhập cao. Chính vì thế, người làm lĩnh vực này có tiềm năng phát triển rộng mở trong nghề.
- Thu nhập tốt: Mức lương của nhân viên ngành du lịch được đánh giá là tương đối cao so với những ngành nghề khác, đặc biệt là với các vị trí như quản lý, hướng dẫn viên du lịch, điều hành tour,… Ngoài ra, nhân viên ngành du lịch còn có thể tăng thu nhập nhờ tiền tips từ khách hàng, tiền hoa hồng,…
Thông tin tuyển sinh ngành du lịch
Ngành du lịch là một ngành nghề hấp dẫn, mang lại nhiều cơ hội cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Chính vì vậy, nhóm ngành này luôn được nhiều bạn học sinh quan tâm và lựa chọn trong mỗi mùa tuyển sinh.
Học ngành du lịch ở trường Cao đẳng nào tốt?
Ngành du lịch là một trong những ngành nghề có nhiều tiềm năng phát triển trong nước và quốc tế. Kéo theo đó, nhu cầu nhân lực cho ngành này cũng ngày càng tăng cao. Vậy ngành du lịch học trường nào tốt? Dưới đây là 4 trường cao đẳng đào tạo ngành du lịch uy tín, chất lượng mà bạn có thể tham khảo:
- Cao đẳng Du lịch Sài Gòn: Hơn 32 năm hình thành và phát triển, Cao đẳng Du lịch Sài Gòn là một trong những ngôi trường trọng điểm về đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao cho Tp. HCM và các tỉnh với 4 chuyên ngành: Quản trị Khách sạn, Quản trị Lữ hành, Hướng dẫn Du lịch và Kỹ thuật Chế biến Món ăn.
- Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic: Chương trình đào tạo ngành du lịch tại trường đã được thẩm định bởi nhiều công ty, resort, khách sạn nổi tiếng trên toàn quốc.
- Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh: Trường có chương trình đào tạo hệ Chính quy bậc Cao đẳng nhóm ngành Du lịch.
- Cao đẳng Viễn Đông: Đây là một trong những trường uy tín, đào tạo đa ngành nghề, trong đó có ngành dịch vụ du lịch.
Bên cạnh việc quan tâm đến điểm xét tuyển ngành du lịch, các bạn học sinh cũng cần chú ý đến quá trình chọn trường nhằm đảm bảo được học tập và phát triển trong môi trường tốt nhất. Khi theo học tại trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn, các bạn sinh viên sẽ được chú trọng đào tạo với khung chương trình 70% thực hành cùng đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm. Nếu bạn yêu thích khám phá và tìm kiếm cơ hội việc làm trong ngành du lịch thì trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn sẽ là một lựa chọn đáng cân nhắc.
Xem thêm: Top những trường Cao đẳng xét học bạ online 2023
Ngành du lịch thi khối nào?
Ngành du lịch học khối nào cũng sẽ đáp ứng nhu cầu tuyển sinh tại các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc. Chính vì thế, các bạn học sinh sẽ có rất nhiều sự lựa chọn tổ hợp môn thi ngành du lịch, có thể kể đến một số khối thi chính như:
- Khối A gồm tổ hợp môn môn thi Toán, Lý, Hóa.
- Khối A1 tổ hợp môn các môn thi Toán, Lý, Anh.
- Khối C gồm tổ hợp môn thi Văn, Sử, Địa.
- Khối C02 gồm các môn thi Văn, Toán, Hóa.
- Khối D gồm tổ hợp môn thi Toán, Văn Anh.
- Khối D14 gồm tổ hợp môn thi là Văn, Sử, Anh.
- Khối D15 gồm tổ hợp các môn thi Văn, Địa, Anh.
- Khối D78 gồm tổ hợp các môn thi Văn, Khoa học xã hội, Anh.
Điểm chuẩn xét tuyển của ngành du lịch là bao nhiêu?
Ngành du lịch lấy bao nhiêu điểm sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tổ hợp môn xét tuyển, phương thức xét tuyển,… Nhìn chung, điểm chuẩn xét tuyển của ngành dịch vụ du lịch qua các năm đều dao động ở mức khá cao từ 17 điểm – 26 điểm.
Do đó, để có thể theo đuổi ước mơ làm việc trong ngành du lịch, các bạn học sinh cần phải cố gắng học tập và trau dồi kiến thức thật vững vàng. Ngoài ra, các bạn học sinh cũng nên theo dõi, cập nhật thông tin tuyển sinh tại những kênh truyền thông chính thức của trường mà mình có nguyện vọng theo học.
Ngành du lịch được học những môn học nào?
Ngành du lịch là một ngành tổng hợp, bao gồm nhiều nhóm ngành khác nhau. Mỗi chuyên ngành sẽ có chương trình đào tạo riêng, nhưng nhìn chung, sinh viên theo học ngành du lịch sẽ được học các môn học cơ bản sau:
- Các môn học đại cương: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Pháp luật đại cương,…
- Các môn học cơ sở ngành: Các môn này bao gồm các môn học về du lịch, khách sạn, nhà hàng,… nhằm cung cấp kiến thức nền tảng cho sinh viên.
- Các môn học chuyên ngành: Bao gồm các môn học về chuyên ngành mà sinh viên theo học, chẳng hạn như Hướng dẫn viên Du lịch, Điều hành tour, Quản trị khách sạn, Quản trị Lữ hành, Quản trị Nhà hàng – Khách sạn,…
- Ngoại ngữ: Tùy vào chương trình đào tạo và lựa chọn của mỗi người, sinh viên ngành du lịch cần có khả năng sử dụng các ngôn ngữ phổ biến như tiếng Anh, Pháp, Nhật, Trung, Hàn,…
Ngành du lịch có xét tuyển học bạ không?
Để có thể trúng tuyển vào ngành du lịch bằng hình thức xét tuyển học bạ, các bạn học sinh cần có kết quả học tập tốt ở các môn học theo tổ hợp xét tuyển. Ngoài ra, thí sinh cũng cần lưu ý đến điểm chuẩn xét tuyển học bạ của các trường để lựa chọn trường phù hợp với năng lực của bản thân.
Tìm hiểu chi tiết về phương thức đăng ký xét tuyển học bạ ngành du lịch trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn ngay tại đây để có cơ hội trở thành tân sinh viên của trường.
Trên đây là những thông tin giải thích cơ bản về ngành du lịch là gì, công việc, cơ hội và trường đào tạo ngành du lịch uy tín hiện nay. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn học sinh có thêm thông tin để định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân. Đừng bỏ lỡ cơ hội xét tuyển học bạ ngành du lịch tại trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ dưới đây:
- Trụ sở chính:
347A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 10, Quận 10, Tp.HCM
- Cơ sở 2:
20/11C Kỳ Đồng, Phường 09, Quận 3, Tp.HCM.
- Email:
tuvantuyensinh.dlsg@gmail.com
- Số điện thoại:
028.38.344.856, 028.62.973.210, 028.62.973.211
-
Hotline Tuyển sinh:
0906783686 – 0906776471 – 0988575086
- Giờ làm việc:
Sáng: 7g30 – 11g30, Chiều: 13g – 16g15 (Vui lòng cập nhật lịch làm việc thường xuyên trên fanpage)
- Xét tuyển Online ngay: TẠI ĐÂY
để bạn chọn học tại
Cao đẳng Du lịch Sài Gòn
Chương trình học70% thực hành, 30% lý thuyết
2.5 năm tiết kiệm thời gian, chi phí
100% sinh viên được giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp