Bếp Chính Là Gì? Công Việc Của Bếp Chính Nhà Hàng Và Mức Lương
Trong khu vực bếp của nhà hàng sẽ có nhiều vị trí công việc đảm nhận những trách nhiệm khác nhau cũng như đóng một vai trong quan trọng nhất định. Đặc biệt, bếp chính được xem là một trong những vị trí thăng tiến đáng mơ ước sau bếp trưởng đối với những ai có định hướng phát triển trong ngành đầu bếp. Vậy bếp chính là gì, có nên học đầu bếp không? Trường nào đào tạo ngành đầu bếp chất lượng? Nay bây giờ, Cao đẳng Du Lịch Sài Gòn sẽ chia sẻ chi tiết cho bạn về vai trò, công việc cũng như tiềm năng nghề nghiệp của vị trí bếp chính trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về vị trí bếp chính là gì?
Hầu hết những ai quan tâm và theo đuổi nghề bếp đều sẽ có chung thắc mắc “Bếp chính nhà hàng là gì” hay “Bếp chính là gì”. Đây là một trong những vị trí công việc thuộc ngành nhà hàng khách sạn rất có tiềm năng trong thời đại ngày nay.
Cụ thể, bếp chính là vị trí làm việc dưới quyền điều hành và chịu sự phân công công việc trực tiếp của bếp trưởng cũng như trực tiếp chế biến các món ăn chủ đạo của nhà hàng. Đồng thời, người đảm nhận vị trí này cũng sẽ hỗ trợ bếp trưởng giám sát, quản lý các hoạt động trong bộ phận bếp và điều phối công việc xuống cấp nhân viên thấp hơn.
Cơ hội việc làm của vị trí bếp
Không chỉ có những băn khoăn liên quan đến nghề bếp như “bếp chính là gì” hay “công việc của bếp chính là gì”, những ai đang tìm hiểu về vị trí này chắc chắn đều quan tâm đến cơ hội việc làm của ngành bếp. Thực tế, Việt Nam không chỉ nổi tiếng với bạn bè quốc tế bởi bề dày lịch sử hào hùng mà còn gây ấn tượng về phong tục tập quán đặc sắc và sự đa dạng trong văn hóa ẩm thực.
Vì vậy, “đất nước hình chữ S” luôn là điểm đến du lịch lý tưởng trong khu vực châu Á, tạo điều kiện cho các ngành du lịch, nhà hàng – khách sạn phát triển. Theo đó, hàng loạt hệ thống nhà hàng – khách sạn phục vụ nhu cầu trải nghiệm ẩm thực, nghỉ dưỡng của khách hàng ngày một gia tăng.
Trong khi đó, bếp được xem là bộ phận “trái tim” đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định về hương vị đặc trưng riêng cũng như khả năng thu hút thực khách của nhà hàng. Điều này đã cho thấy được tiềm năng nghề nghiệp rộng mở của nghề làm bếp với nhiều vị trí công việc khác nhau cùng mức thu nhập vô cùng hấp dẫn.
Kỹ năng cần có của vị trí bếp chính nhà hàng
Thực tế, các công việc vị trí bếp chính khá dày đặc, yêu cầu khả năng đa nhiệm, rèn luyện các kỹ năng vững chắc và có kinh nghiệm dày dặn để có thể đảm đương cùng lúc nhiều đầu việc. Vì vậy, để có thể trở thành một nhân viên bếp chính nhà hàng chuyên nghiệp, bạn cần phải trang bị sẵn sàng cho bản thân các kỹ năng quan trọng. Vậy các kỹ năng bếp chính là gì?
Kỹ năng cơ bản
Vị trí bếp chính nhà hàng cần có đầy đủ những kiến thức chuyên môn từ cơ bản đến chuyên sâu về nghề làm bếp, thành thạo kỹ thuật và các quy trình chuẩn bị thực phẩm. Bên cạnh đó, họ cũng cần biết cách sử dụng, bảo dưỡng những dụng cụ trong nhà bếp và nhạy bén với mọi thiết bị bếp mới.
Kỹ năng mềm
Bên cạnh yêu cầu về các kỹ năng chuyên môn cơ bản, nhân viên bếp chính cũng đòi hỏi khá nhiều về những kỹ năng mềm khác để mang lại hiệu quả và năng suất làm việc tốt nhất. Cụ thể, một số kỹ năng mềm cần có đến đảm nhận các công việc bếp chính nhà hàng như: kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo điều phối đội nhóm làm việc nhịp nhàng,…
Bảng công việc của bếp chính nhà hàng
Vị trí bếp chính đóng vai trò quan trọng trong nhà hàng cũng như có trách nhiệm đảm đương nhiều công việc khác nhau, đảm bảo chất lượng phục vụ món ăn hài lòng đến thực khách. Vậy công việc của bếp chính nhà hàng là gì? Dưới đây là thông tin công việc của nhân viên bếp chính.
Thực hiện các công việc đầu ca
- Phối hợp cùng bếp trưởng và bếp phó để thực hiện công tác kiểm tra số lượng, chất lượng của hàng hóa thực phẩm nhập khẩu.
- Kiểm tra những nguyên liệu thực phẩm còn tồn dư của các ca làm việc trước cũng như có hướng giải quyết phù hợp nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng lãng phí thực phẩm.
- Lên kế hoạch đặt nguyên liệu, hàng hóa thực phẩm.
- Chuẩn bị sẵn sàng các nguyên liệu, vật dụng và thiết bị để chế biến thực phẩm.
- Cập nhật và thông báo cho nhân viên bếp và những bộ phận liên quan khác về các món ăn trong thực đơn bị tạm ngưng phục vụ hay những món đặt biệt sẽ phục vụ trong ngày.
Trực tiếp thực hiện chế biến món ăn
- Nhận thông tin order từ khách hàng và phân công các công việc cho nhân viên bếp.
- Tẩm ướp nguyên liệu phù hợp cho từng món ăn được yêu cầu từ khách hàng theo chuẩn của nhà hàng.
- Thực hiện chế biến món ăn theo đúng quy trình và tiêu chuẩn riêng của nhà hàng cũng như tuân thủ an toàn vệ sinh thực phẩm và nội quy an toàn lao động trong khu vực bếp.
- Thực hiện trang trí đĩa món ăn đẹp mắt sau khi chế biến theo tiêu chuẩn riêng của nhà hàng.
Quản lý khu vực bếp
- Thay mặt xử lý toàn bộ công việc trong khu vực bếp khi bếp trưởng hoặc bếp phó vắng mặt bao gồm: phân chia công việc, quản lý nhân viên và báo cáo lại tình hình công việc cho bếp trưởng vào cuối ca.
- Chịu trách nhiệm bảo quản các thiết bị và đồ dùng trong bếp, kiểm tra thường xuyên tình trạng hoạt động của máy móc cũng như báo cáo kịp thời các trường hợp thiết bị hư hỏng.
- Phối hợp các bộ phận liên quan bảo trì và bảo dưỡng máy móc, thiết bị bếp định kỳ theo quy định của nhà hàng.
- Thực hiện kiểm tra và giám sát quá trình làm việc của phụ bếp và những bộ phận liên quan.
- Trực tiếp giải quyết những khiếu nại, thắc mắc của khách hàng hay những sai sót của nhân viên.
Thực hiện các công việc cuối ca
- Thực hiện vệ sinh các khu vực chế biến và dụng cụ dùng chế biến món ăn theo quy định nhà hàng.
- Sắp xếp lại các dụng cụ máy móc, thiết bị và những loại gia vị, nguyên liệu chế biến thực phẩm ngăn nắp đúng nơi quy định.
- Bảo quản các nguyên liệu còn tồn dư ở cuối ca và cùng các nhân viên khác tổng kết vệ sinh khu vực bếp trước khi kết ca làm việc.
- Tổng hợp những đơn order trong ngày và báo cáo, chuyển cho bộ phận thu ngân.
- Bàn giao lại công việc cho ca làm việc sau và đóng ca.
Các công việc khác
- Báo cáo những công việc đột xuất được yêu cầu trong bếp cho bếp trưởng.
- Chịu trách nhiệm thực hiện những công việc khác theo sự phân công, điều phối của cấp trên.
Mức lương của nhân viên bếp chính nhà hàng hiện nay bao nhiêu?
Tùy thuộc vào quy mô của nhà hàng, số năm kinh nghiệm, khối lượng công việc và trình độ tay nghề mà lương nhân viên bếp chính sẽ có nhiều mức khác nhau dao động từ 9 – 12 triệu đồng/tháng. Bên cạnh mức lương cứng, nhân viên vị trí bếp chính nhà hàng có thể nhận được mức thu nhập cao hơn dựa vào tiền thưởng, tip hay service charge trong một tháng. Đặc biệt, nếu bạn có cơ hội làm việc trong các nhà hàng 5 sao thì mức lương bếp chính có thể lên đến 15 – 20 triệu/tháng.
Muốn trở thành bếp chính học ở đâu uy tín và chất lượng?
Hiện nay, nhu cầu về nhân lực đầu bếp có chuyên môn tốt được đào tạo bài bản tại các nhà hàng khách sạn ngày một tăng cao nhằm bắt kịp tốc độ phát triển nhanh chóng của kinh tế du lịch. Vì vậy, có không ít bạn học sinh đã và đang có định hướng học đầu bếp chuyên nghiệp, tìm hiểu thông tin về các trường xét học bạ ngành đầu bếp hay quan tâm đến vấn đề xét tuyển “nghề đầu bếp thi khối nào?”.
Là một trong những đơn vị đào tạo đi đầu trong công tác đổi mới và không ngừng nâng cao chất lượng, chương trình giảng dạy hiện đại cho các ngành du lịch bao gồm: Hướng dẫn Du lịch, Quản trị Lữ hành, Quản trị Khách sạn và Kỹ thuật Chế biến Món ăn.
Do đó, Cao đẳng Du lịch Sài Gòn tự tin mang đến cho sinh viên môi trường học tập chuyên nghiệp, sáng tạo, năng động và giúp các bạn xây dựng nền móng phát triển tương lai vững chắc. Trong đó, chương trình giảng dạy chuyên ngành Kỹ thuật Chế biến Món ăn tại trường có thời lượng thực hành chiếm đến 90% và thời gian đào tạo rút ngắn chỉ trong vòng 2 năm.
Thông qua những buổi thực hành hay kiến tập, thực tập ở những nhà hàng lớn cũng như được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, các bạn sinh viên có thể thực hiện thành thạo:
- Các quy trình chế biến món ăn từ món chay, tráng miệng, bánh Âu.
- Cách trình bày món ăn hấp dẫn và đặc sắc.
- Cách xây dựng thực đơn, quản lý Bếp cùng những nghiệp vụ nhà hàng chuyên nghiệp,…
Ngoài ra, nhà trường cũng chú trọng trang bị cho sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật Chế biến Món ăn bộ công cụ kỹ năng mềm cần thiết và các tiết học Anh văn cơ bản. Theo đó, các bạn có khả năng thích ứng nhanh với đa dạng môi trường làm việc thực tế cũng như có cơ hội làm việc ở nước ngoài như Úc, Nhật, Châu Âu… tại nhiều vị trí khắc nhau như: nhân viên phụ bếp, đầu bếp, quản lý bộ phận bếp,… Để có thể đăng ký xét tuyển theo học ngành Kỹ thuật Chế biến Món ăn tại Cao đẳng Du Lịch Sài Gòn, các bạn có thể Đăng ký Xét tuyển Online – Có ngay kết quả tại website của trường theo những khối sau:
- Khối C00 (Toán, Văn, Tiếng Anh).
- Khối D01 (Văn, Sử, Địa).
Bài viết trên đây đã tổng hợp và chia sẻ thông tin chi tiết giúp bạn giải đáp thắc mắc về “bếp chính là gì” cũng như hiểu rõ về vai trò và tiềm năng của công việc này, hy vọng sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn đang có định hướng phát triển ngành bếp, đam mê trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp và được đào tạo bài bản, hãy liên hệ đến phòng Tư vấn Tuyển sinh của trường Cao đẳng Du Lịch Sài Gòn ngay hôm nay để được tư vấn chi tiết về ngành học Kỹ thuật Chế biến Món ăn.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ dưới đây:
- Trụ sở chính:
347A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 11, Quận 10, Tp.HCM
- Cơ sở 2:
20/11C Kỳ Đồng, Phường 09, Quận 3, Tp.HCM.
- Email:
tuvantuyensinh.dlsg@gmail.com
- Số điện thoại:
028.38.344.856, 028.62.973.210, 028.62.973.211
-
Hotline Tuyển sinh:
0906783686 – 0906776471 – 0988575086
- Giờ làm việc:
Sáng: 7g30 – 11g30, Chiều: 13g – 21g
- Xét tuyển Online ngay: TẠI ĐÂY
để bạn chọn học tại
Cao đẳng Du lịch Sài Gòn
Chương trình học70% thực hành, 30% lý thuyết
2.5 năm tiết kiệm thời gian, chi phí
100% sinh viên được giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp