Bật Mí Chức Năng Và Nhiệm Vụ Của Các Bộ Phận Trong Khách Sạn

Thông tin về các bộ phận trong khách sạn tại Việt Nam

Khách sạn là một loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú, cung cấp nơi nghỉ ngơi, ăn uống, giải trí và các tiện ích khác cho khách hàng. Để hoạt động hiệu quả, khách sạn cần có sự phối hợp của nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận đều có chức năng và nhiệm vụ riêng biệt. Hãy cùng Cao đẳng Du Lịch Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về nhiệm vụ và chức năng của các bộ phận trong khách sạn để tạo nên một môi trường lưu trú chuyên nghiệp, chất lượng và uy tín.

Tại sao khách sạn cần có cơ cấu tổ chức nhân sự chặt chẽ và khoa học?

Tổ chức nhân sự chặt chẽ và khoa học giữa các bộ phận tại khách sạn là điều cần thiết

Cơ cấu tổ chức các bộ phận trong khách sạn chặt chẽ và khoa học là nền tảng cần thiết đối với bất kỳ khách sạn nào mong muốn duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ. Việc này không chỉ giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý và phân công công việc mà còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng khác:

  • Các bộ phận trong khách sạn được thiết lập chặt chẽ và khoa học sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý và phân công công việc.
  • Một cơ cấu rõ ràng giúp xác định rõ nhiệm vụ và quy trách nhiệm của từng bộ phận, đội nhóm và cá nhân hoặc làm căn cứ khen thưởng hay xử phạt, kỷ luật khi cần.
  • Các bộ phận trong nhà hàng khách sạn rõ ràng sẽ tạo ra môi trường làm việc có tổ chức, giúp nhân viên thể hiện sự chuyên nghiệp và đồng bộ trong nghiệp vụ nhà hàng khách sạn cũng như cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
  • Nâng cao chất lượng phục vụ và đẩy nhanh hiệu suất làm việc trong ca làm việc thông qua sự đôn đốc và giám sát chặt chẽ từ cấp trên và đồng nghiệp.
  • Tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhân viên trong bộ phận và giữa các bộ phận với nhau trong việc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Từ đó, giúp khách hàng hài lòng về dịch vụ và tăng giá trị cho cả bản thân và đội/ nhóm làm việc. 
Cơ cấu tổ chức các bộ phận trong khách sạn

Tổ chức nhân sự chặt chẽ và khoa học giữa các bộ phận trong khách sạn là điều cần thiết

Cơ cấu nhân sự và các bộ phận trong khách sạn hiện nay

Cơ cấu tổ chức nhân sự trong một khách sạn là yếu tố chủ chốt định hình sự hiệu quả và chuyên nghiệp của hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mô hình và quy mô của khách sạn, cơ cấu các bộ phận trong khách sạn sẽ có những đặc điểm và đặc thù khác nhau. Cụ thể:

Cơ cấu nhân sự trong khách sạn chuẩn

Cơ cấu nhân sự chuẩn trong khách sạn

Cơ cấu nhân sự chuẩn trong khách sạn

Khách sạn chuẩn là loại hình khách sạn không có tiêu chuẩn xếp hạng sao, chỉ cung cấp các dịch vụ cơ bản như phòng nghỉ, ăn uống, giặt là,… Cơ cấu nhân sự trong khách sạn chuẩn thường gồm các bộ phận sau:

Cơ cấu nhân sự trong khách sạn 1 sao, 2 sao

Cơ cấu nhân sự trong khách sạn từ 2 - 3 sao

Cơ cấu nhân sự trong khách sạn từ 2 – 3 sao

Thông thường quy mô hoạt động của khách sạn 1 sao, 2 sao nhỏ hơn so với các khách sạn cao cấp nên cơ cấu tổ chức nhân sự cũng tương đối đơn giản, chỉ tập trung chủ yếu vào những vị trí cốt lõi. Cụ thể, các bộ phận tại khách sạn 1 sao, 2 sao có cơ cấu như sau:

Cơ cấu nhân sự trong khách sạn 4 – 5 sao

Cơ cấu nhân sự trong khách sạn 4 - 5 sao

Cơ cấu nhân sự trong khách sạn 4 – 5 sao

Khách sạn 4 – 5 sao là loại hình khách sạn có tiêu chuẩn cao nhất, thường có quy mô rất lớn và dịch vụ sang trọng, đẳng cấp. Cơ cấu các bộ phận trong khách sạn 4 – 5 sao bao gồm:

Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong khách sạn

Mỗi bộ phận trong một khách sạn đóng góp vào hệ thống tổ chức nhằm đảm bảo hoạt động suôn sẻ và cung cấp trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Dưới đây là nhiệm vụ và chức năng các bộ phận trong khách sạn cụ thể:

Bộ phận điều hành

Bộ phận điều hành trong khách sạn là nòng cốt của quản lý, đảm nhận trách nhiệm cao cấp về việc điều hành và quản lý toàn bộ khách sạn, bao gồm các vị trí quan trọng như Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Trợ lý Tổng Giám đốc, Giám đốc điều hành, Tổng Thư ký, Giám đốc các khối/phòng ban và Trưởng/Quản lý các bộ phận.

  • Chức năng: Bộ phận Executive management có nhiệm vụ chính là quản lý và điều hành khách sạn, chịu trách nhiệm lớn về sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của khách sạn.
  • Nhiệm vụ: Quản lý và điều hành toàn bộ các hoạt động kinh doanh của khách sạn nói chung. Cụ thể, người đứng đầu của các phòng ban/ bộ phận sẽ chịu trách nhiệm về chất lượng phục vụ và hiệu suất làm việc của phòng ban/bộ phận đó, phân công công việc, tuyển dụng và đào tạo nhân viên, thiết lập quy định làm việc và đánh giá nhân viên để xét duyệt khen thưởng hoặc kỷ luật.
Bộ phận điều hành trong khách sạn

Bộ phận điều hành có trách nhiệm quản lý và điều hành khách sạn

Bộ phận lễ tân

Bộ phận lễ tân đóng vai trò quan trọng như “trung tâm” của khách sạn giúp duy trì cũng như phát triển mối quan hệ với khách hàng, đối tác và nhân viên. Bộ phận lễ tân bao gồm các bộ phận con như Đặt phòng, Tiếp tân, Thu ngân, Tổng đài và các dịch vụ như Hỗ trợ khách hàng, Dịch vụ du lịch và Quan hệ khách hàng.

  • Chức năng: Bộ phận lễ tân là một trong các bộ phận trong khách sạn có vai trò quan trọng trong việc giao tiếp và tạo mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp và đối tác. Vị trí này chính là cầu nối giữa khách hàng và các dịch vụ của khách sạn, cũng như giữa các bộ phận nội bộ; hỗ trợ quản lý trong việc tư vấn và đưa ra góp ý về tình hình khách sạn, nhu cầu thị trường và xu hướng tương lai.
  • Nhiệm vụ: Đón tiếp, nhận, giải quyết mọi yêu cầu của khách hàng và chuyển thông tin của khách hàng đến các bộ phận liên quan; hướng dẫn khách và thực hiện các thủ tục đăng ký, trả phòng; thu phí nếu khách hàng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ khác trong khách sạn. Đồng thời, bộ phận này còn có nhiệm vụ lưu trữ thông tin của khách lên hệ thống, báo cáo tình hình hoạt động cho quản lý, liên kết và hỗ trợ các bộ phận khác để hoàn thành nhiệm vụ.

Tham khảo: Tìm hiểu nghiệp vụ lễ tân khách sạn là gì? Quy tình nghiệp vụ lễ tân chi tiết

Bộ phận lễ tân trong khách sạn

Bộ phận lễ tân tiếp xúc làm cầu nối cung cấp dịch vụ cho khách hàng

Bộ phận buồng phòng

Bộ phận Buồng phòng thường bao gồm các vị trí như Trưởng Buồng phòng, Giám sát Buồng phòng, Nhân viên Buồng phòng và các chức năng như Giặt là, Cắm hoa, Trông trẻ,… tùy thuộc vào quy mô của từng cơ cấu của khách sạn.

  • Chức năng: Bộ phận Buồng phòng được coi là nền tảng của dịch vụ lưu trú, đảm bảo rằng các phòng đều sạch sẽ, thoải mái và đáp ứng đúng tiêu chuẩn của khách sạn. Vị trí này cũng liên kết chặt chẽ với bộ phận Lễ tân để cung cấp dịch vụ liên quan đến việc đón tiếp và chăm sóc khách hàng.
  • Nhiệm vụ: Bộ phận Housekeeping thực hiện việc chuẩn bị buồng và đảm bảo phòng luôn sẵn sàng đón khách, phục vụ riêng cho khách VIP; thực hiện vệ sinh hàng ngày của buồng phòng và các khu vực công cộng; kiểm tra tình trạng phòng, thiết bị và vật dụng khi thực hiện vệ sinh; nhận và giao các dịch vụ phục vụ khách, báo cáo vấn đề liên quan cho bộ phận lễ tân; nắm bắt tình hình khách thuê phòng và phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
Bộ phận buồng phòng trong khách sạn

Bộ phận buồng phòng đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thơm tho cho phòng ốc

Bộ phận ẩm thực

Bộ phận ẩm thực là nơi sản xuất và chuẩn bị thức ăn và đồ uống cho các nhà hàng và dịch vụ ăn uống tại phòng trong khách sạn.

  • Chức năng: Bộ phận F&B phục vụ nhu cầu ăn uống của khách lưu trú tại khách sạn, đồng thời đóng góp lớn vào doanh thu và thúc đẩy thương hiệu chung của khách sạn.
  • Nhiệm vụ: Quản lý và giám sát tất cả các hoạt động của quầy bar, đảm bảo tiêu chuẩn sản phẩm và dịch vụ được duy trì; chịu trách nhiệm pha chế đồ uống theo yêu cầu của khách tại quầy bar hoặc quán cà phê; phục vụ thực khách tại nhà hàng hoặc địa điểm kinh doanh ẩm thực, từ tiếp đón đến bưng bê đồ ăn và đồ uống. Ngoài ra, vị trí này còn có nhiệm vụ đảm bảo an toàn thực phẩm, tuân thủ các quy định vệ sinh.
Bô phận ẩm thực trong khách sạn

Bộ phận F&B phục vụ nhu cầu ăn uống của khách hàng và nâng cao giá trị của thương hiệu

Bộ phận bếp

Bộ phận bếp là nơi nấu và chế biến thức ăn cho các nhà hàng và dịch vụ ăn uống tại phòng trong khách sạn. Bộ phận này bao gồm các vị trí như Bếp trưởng điều hành, Thư ký bếp, Bếp phó điều hành, Đầu bếp chính, Bếp trưởng bếp bánh, Đầu bếp bộ phận, Tổ trưởng tổ bếp, Tổ phó tổ bếp, Nhân viên bếp, Phụ bếp,…

  • Chức năng: Bộ phận bếp (Kitchen) trong khách sạn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các món ăn ngon và đáp ứng nhu cầu ẩm thực của khách hàng.
  • Nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm điều hành và giám sát toàn bộ hoạt động của bộ phận bếp; đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý hàng hóa, công cụ cũng như đào tạo nhân viên bếp; chế biến món ăn, sáng tạo thực đơn và giám sát công việc nấu nướng cũng như kiểm soát và xử lý sự cố phát sinh trong quá trình nấu.
Bộ phận bếp trong khách sạn - nhà hàng

Bộ phận bếp lên thực đơn, chế biến món ăn khi khách hàng yêu cầu

Bộ phận kinh doanh tiếp thị

Bộ phận kinh doanh tiếp thị (Sales & Marketing) đóng vai trò quan trọng trong sự thành bại của một khách sạn. Dưới đây là chức năng nhiệm vụ cơ bản của bộ phận này:

  • Chức năng: Bộ phận này có chức năng nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh và tiếp thị, tìm kiếm và duy trì mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng và hiện tại của khách sạn.
  • Nhiệm vụ: Lập và triển khai kế hoạch kinh doanh, nghiên cứu thị trường và xu hướng khách hàng để xây dựng chiến lược phù hợp; quản lý quảng bá thương hiệu, quảng cáo và thúc đẩy bán hàng, báo cáo định kỳ cho Tổng giám đốc; theo dõi và nhắc nhở bộ phận kinh doanh về kế hoạch đề ra, tiếp đón khách hàng khi đến văn phòng; tìm kiếm, khai thác khách hàng sử dụng dịch vụ nhà hàng, hội nghị và tiệc.
Bộ phận kinh doanh tiếp thị trong nhà hàng khách sạn

Bộ phận kinh doanh tiếp thị giúp tìm kiếm và duy trì mối quan hệ với khách hàng

Bộ phận tài chính – kế toán

Bộ phận tài chính – kế toán trong khách sạn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính và đảm bảo sự minh bạch cũng như hiệu quả trong các hoạt động kinh doanh. Dưới đây là chức năng và nhiệm vụ cơ bản của bộ phận này:

  • Chức năng: Quyết định chiến lược về tài chính của khách sạn, tìm kiếm, quản lý, và đảm bảo nguồn vốn cần thiết cho hoạt động khách sạn. Bên cạnh đó, vị trí này còn theo dõi, quản lý và báo cáo sổ sách thu, chi, công nợ.
  • Nhiệm vụ: Kiểm soát biến động tài chính khách sạn; lập chứng từ xác định kết quả kinh doanh của toàn khách sạn và của từng bộ phận; quản lý và giám sát thu, chi nhằm ngăn chặn thất thoát hoặc rủi ro tài chính.
Bộ phận tài chính kế toán trong nhà hàng khách sạn 5 sao

Bộ phận tài chính kế toán giúp hạch toán thu chi rõ ràng cho khách sạn

Bộ phận hành chính – nhân sự

So với các bộ phận trong khách sạn khác thì bộ phận hành chính nhân sự đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực của khách sạn. Nhiệm vụ và chức năng cụ thể bao gồm:

  • Chức năng: Quản lý, tuyển dụng và duy trì nguồn nhân lực đủ chất lượng để đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh.
  • Nhiệm vụ: Tổ chức và sắp xếp cán bộ, nhân viên; ban hành các thể chế, quy chế làm việc; đánh giá, theo dõi quá trình làm việc của nhân viên các bộ phận và tiếp nhận ý kiến từ cấp trên cũng như thực hiện các biện pháp cần thiết để cải thiện hiệu suất làm việc; tổ chức tuyển dụng và đào tạo nhân viên.
Nhân viên bộ phận hành chính nhân sự trong nhà hàng và khách sạn

Bộ phận hành chính nhân sự đóng vai trò sắp xếp cán bộ và nhân sự theo nhu cầu của từng bộ phận

Bộ phận kỹ thuật bảo trì

Bộ phận kỹ thuật bảo trì trong khách sạn cũng là một bộ phận không kém phần quan trọng nhằm đảm bảo hoạt động diễn ra liên tục và hiệu quả. Cụ thể:

  • Chức năng: Quản lý và giám sát các hệ thống kỹ thuật và thiết bị trong khách sạn để đảm bảo vận hành suôn sẻ và không gặp sự cố.
  • Nhiệm vụ: Kiểm tra, bảo trì thường xuyên các thiết bị trong khách sạn; sửa chữa các công cụ, thiết bị khi có yêu cầu từ bộ phận khác; thực hiện công việc trang trí sân khấu, chuẩn bị âm thanh cho hội trường, hội thảo khi có yêu cầu.
Nhân viên bộ phận bảo trì trong nhà hàng khách sạn

Bộ phận kỹ thuật bảo trì giúp khách sạn vận hành trơn tru và không gặp sự cố

Bộ phận công nghệ thông tin

Bộ phận Công nghệ Thông tin (IT) trong khách sạn có vai trò quan trọng trong việc tham mưu, tổ chức, quản lý và triển khai hệ thống Công nghệ thông tin, giúp đảm bảo sự ổn định và hiệu quả của các hoạt động khách sạn. Dưới đây là chức năng và nhiệm vụ của bộ phận IT cũng như từng thành viên trong đội ngũ:

  • Chức năng: Bộ phận IT có chức năng quản trị hệ thống website và server; quản lý hệ thống máy tính trong văn phòng; quản lý mạng LAN nội bộ và Wifi; quản lý và bảo trì máy tính, máy in, quản lý tổng đài, hệ thống Wifi, kỹ thuật số của TV và hệ thống âm thanh; hỗ trợ nhân viên và khách hàng về các vấn đề liên quan đến máy tính và mạng; hỗ trợ Phòng PR & Marketing cho Doanh nghiệp.
  • Nhiệm vụ: Bộ phận này chịu trách nhiệm toàn bộ các vấn đề liên quan đến Công nghệ thông tin trong khách sạn, quản lý và vận hành hệ thống máy tính, mạng LAN, internet, Wifi, và thiết bị ngoại vi. Đồng thời, hỗ trợ nhân viên và khách lưu trú về các vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin. Ngoài ra, bộ phận này còn có nhiệm vụ thiết kế tờ rơi, quảng cáo, banner, theo yêu cầu của quản lý.
Nhân viên bộ phận công nghệ thông tin trong nhà hàng và khách sạn 5 sao

Bộ phận IT giúp đảm bảo hệ thống mạng trong khách sạn vận hành ổn định

Bộ phận an ninh

Bộ phận an ninh là một trong những bộ phận quan trọng của khách sạn, có nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho khách hàng, nhân viên và tài sản của khách sạn. Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của bộ phận này như sau:

  • Chức năng: Đảm bảo an toàn cho khách hàng, tài sản của khách sạn và cả khách hàng, đồng thời chịu trách nhiệm về an ninh trong toàn bộ khách sạn.
  • Nhiệm vụ: Thực hiện tuần tra và canh gác theo ca, luôn ở tư thế sẵn sàng để xử lý mọi sự cố an ninh; trông giữ xe cho khách và nhân viên các bộ phận khác của khách sạn; hỗ trợ bộ phận lễ tân trong việc hướng dẫn và chuyển hành lý của khách vào và ra khỏi khách sạn; hỗ trợ các bộ phận khác trong khách sạn để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động hàng ngày.
Nhân viên bảo vệ an ninh trong các nhà hàng khách sạn

Bộ phận an ninh giúp đảm bảo an toàn cho khách hàng

Bộ phận thể thao và giải trí

Bộ phận thể thao và giải trí là bộ phận chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động thể thao và giải trí cho khách hàng của khách sạn. Dưới đây là chức năng và nhiệm vụ cụ thể của bộ phận này:

  • Chức năng: Bộ phận này có vai trò tạo thêm giá trị và sự lựa chọn đa dạng cho khách hàng, đồng thời đáp ứng mọi nhu cầu trải nghiệm của khách hàng tại cơ sở lưu trú. 
  • Nhiệm vụ: Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và thiết kế các chương trình thể thao và giải trí phù hợp; tổ chức các buổi tiệc, liên hoan và các sự kiện, trò chơi theo yêu cầu của khách hàng.
Bộ phận giải trí trong khách sạn nhà hàng

Bộ phận thể thao và giải trí thường xuyên kiểm tra vệ sinh khu vui chơi của khách sạn

Mối quan hệ giữa các buồng phòng trong khách sạn

Các buồng phòng không chỉ là nơi nghỉ ngơi, thư giãn của khách hàng, mà còn là nơi thể hiện sự chuyên nghiệp, sạch sẽ và tiện nghi của khách sạn. Để đảm bảo các buồng phòng luôn được vệ sinh, trang trí và bảo dưỡng tốt, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong khách sạn, cụ thể như sau:

Mối quan hệ giữa bộ phận lễ tân và bộ phận buồng phòng

Sự phối hợp chặt chẽ giữa hai bộ phận này đảm bảo rằng mọi khách hàng được phục vụ một cách tốt nhất. Bộ phận Lễ Tân thông báo về tình hình buồng khách sắp đến và buồng khách sẽ rời đi, giúp bộ phận buồng phòng chuẩn bị trước. Ngược lại, bộ phận buồng phòng cũng cần thông báo về tình trạng của các buồng phòng và mọi vấn đề phát sinh cho bộ phận lễ tân, giúp họ xử lý kịp thời và chuyên nghiệp. 

Mối quan hệ giữa bộ phận buồng phòng và lễ tân trong khách sạn

Bộ phận lễ tân và buồng phòng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc tiếp khách

Mối quan hệ giữa bộ phận nhà hàng và bộ phận bếp

Khi nhận được đơn đặt hàng từ khách, bộ phận nhà hàng cần truyền ngay thông tin này đến bộ phận bếp để bắt đầu quá trình chuẩn bị món ăn. Sau khi món ăn được nấu xong, bộ phận bếp cần thông báo ngay cho nhà hàng để món ăn có thể được chuyển đến khách hàng kịp thời. Mối quan hệ này là chìa khóa để đảm bảo sự nhất quán và hiệu quả trong việc phục vụ khách hàng và cả hai bộ phận đều cần hỗ trợ nhau để đảm bảo một trải nghiệm ẩm thực tốt nhất cho khách hàng.

Mối quan hệ giữa bộ phận nhà hàng và bộ phận kinh doanh

Bộ phận kinh doanh có nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý đơn đặt hàng của khách hàng, thông báo chi tiết cho bộ phận nhà hàng về nguyên liệu cần chuẩn bị và yêu cầu của khách. Trong khi đó, bộ phận nhà hàng chịu trách nhiệm thực hiện các yêu cầu này, bảo đảm chuẩn bị và phục vụ món ăn đúng ý muốn của khách hàng.

Hàng ngày, thông tin về doanh số bán hàng và các chi phí liên quan được chuyển từ bộ phận nhà hàng đến bộ phận kinh doanh. Điều này giúp chủ kinh doanh có cái nhìn toàn diện về hoạt động của nhà hàng, từ đó có thể đưa ra các chiến lược và quyết định kinh doanh hiệu quả.

Mối quan hệ giữa bộ phận kinh doanh và bộ phận nhà hàng

Bộ phận nhà hàng và kinh doanh mang đến cho khách hàng trải nghiệm ăn uống tốt nhất

Mối quan hệ của bộ phận kỹ thuật bảo trì với bộ phận lễ tân

Bộ phận lễ tân đóng vai trò quan trọng trong việc thông báo về tình trạng của trang thiết bị trong khách sạn, giúp bộ phận kỹ thuật bảo trì nắm bắt thông tin cần thiết để thực hiện sửa chữa kịp thời. Ngược lại, bộ phận kỹ thuật bảo trì cũng có trách nhiệm thông báo về tình trạng hỏng hóc của các trang thiết bị đến bộ phận lễ tân. Thông tin này giúp bộ phận lễ tân có thể xác định xem liệu phải chuyển phòng cho khách hoặc thông báo về thời gian dự kiến sửa chữa.

Mối quan hệ giữa bộ phận kế toán và bộ phận lễ tân

Hàng ngày, bộ phận lễ tân ghi chép và kiểm tra các khoản thanh toán, hóa đơn, sau đó chuyển giao cho bộ phận kế toán. Bộ phận kế toán sẽ sử dụng thông tin từ những hóa đơn này để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng như lập báo cáo doanh thu và báo cáo công nợ cho khách sạn. Sự hợp tác chặt chẽ giữa hai bộ phận này giúp đảm bảo tính chính xác của dữ liệu tài chính và đồng thời hỗ trợ quyết định chiến lược về tài chính của khách sạn.

Mối quan hệ giữa lễ tân và kế toán trong khách sạn

Bộ phận kế toán và lễ tân đảm bảo dữ liệu tài chính luôn chính xác

Mối quan hệ giữa bộ phận an ninh và bộ phận lễ tân

Bộ phận lễ tân là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của họ. Khi có vấn đề liên quan đến an ninh, bộ phận lễ tân trở thành cầu nối quan trọng giữa khách hàng và bộ phận an ninh. Sự hợp tác giữa hai bộ phận này giúp nhanh chóng và hiệu quả giải quyết các tình huống khẩn cấp, đồng thời tăng cường sự an tâm và tin tưởng của khách hàng đối với khách sạn. 

Tóm lại, để hoạt động hiệu quả, một khách sạn cần có sự phối hợp của nhiều bộ phận khác nhau. Mặc dù chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong khách sạn đều riêng biệt nhưng đều hướng đến mục tiêu chung là mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Nếu bạn có đam mê với lĩnh vực kinh doanh, muốn học nghề Nhà hàng Khách sạn và trở thành một nhân viên chuyên nghiệp, bạn cần nắm rõ vai trò của từng bộ phận trong khách sạn, cũng như các kỹ năng cần thiết để làm việc trong môi trường này. Đặc biệt, cơ hội nghề nghiệp ngành Quản trị Khách sạn ở các nước trên thế giới hiện nay rất rộng mở, mang đến cho các bạn nhiều cơ hội trải nghiệm học hỏi và làm việc tại các nước trên thế giới, không chỉ gói gọn trong nước.

Hiện nay, các bạn học sinh, sinh viên có thể đăng ký xét tuyển chuyên ngành Quản trị Khách sạn tại trường Cao đẳng Du Lịch Sài Gòn để được học tập và thực hành với các giảng viên giàu kinh nghiệm và uy tín. Nếu vẫn còn băn khoăn không biết có nên học Quản trị Khách sạn hay không cũng như cách để đăng ký xét tuyển như thế nào, các bạn có thể lên hệ ngay để được tư vấn một cách chi tiết và hoàn toàn miễn phí nhé!

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ dưới đây:

  • Trụ sở chính:

    347A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 11, Quận 10, Tp.HCM

  • Cơ sở 2:

    20/11C Kỳ Đồng, Phường 09, Quận 3, Tp.HCM.

  • Email:

    tuvantuyensinh.dlsg@gmail.com

  • Số điện thoại:

    028.38.344.856, 028.62.973.210, 028.62.973.211

  • Hotline Tuyển sinh:

         0906783686 – 0906776471 – 0988575086

  • Giờ làm việc:

    Sáng: 7g30 – 11g30, Chiều: 13g – 21g

  • Xét tuyển Online ngay: TẠI ĐÂY
3 Lý do chính

để bạn chọn học tại
Cao đẳng Du lịch Sài Gòn

Chương trình học
70% thực hành, 30% lý thuyết

2.5 năm tiết kiệm thời gian, chi phí

100% sinh viên được giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Starlit Night Prom – Tỏa sáng theo cách riêng của bạn
Tối ngày 23/12/2024 là một đêm đầy sao, tại Diamond Place II – 584 Âu Cơ, Phường 10, Quận Tân Bình, nơi những chàng hoàng tử, nàng công chúa xinh đẹp lộng lẫy cùng tụ hội tại đêm tiệc đầy sắc màu và khó quên.   Starlit Night Prom là dịp để các bạn sinh […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 24/12/2024

Vòng Chung kết Cuộc thi “Sáng tạo ẩm thực cùng Gà Mỹ dành cho Đầu bếp Trẻ Cao đẳng Du lịch Sài Gòn năm 2024”
Vào ngày 18/12/2024, Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn phối hợp cùng Hiệp Hội Xuất khẩu Trứng và Gia Cầm Hoa Kỳ (USAPEEC) tổ chức thành công buổi Tập huấn “Chuỗi cung ứng dây chuyền lạnh và Xử lý gia cầm an toàn” và Vòng Chung kết Cuộc thi “Sáng tạo ẩm thực cùng […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 19/12/2024

Hội Trại Nhập Môn và Lễ Khai Giảng – Chào Mừng Tân Sinh Viên Khóa 2024-2027: Góp Phần Xây Dựng Tương Lai Ngành Du Lịch Bền Vững
Ngày 10-11 tháng 12 năm 2024, Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn tổ chức Hội Trại Nhập Môn và Lễ Khai Giảng tại Khu du lịch thác Damb’ri, Lâm Đồng, nhằm chào đón hơn 1000 tân sinh viên của khóa 2024-2027 chuyên ngành Quản trị Khách sạn, Quản trị Lữ hành, Hướng dẫn Du […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 11/12/2024

Tập huấn “Chuỗi cung ứng dây chuyền lạnh và Xử lý gia cầm an toàn” và Cuộc thi “Sáng tạo ẩm thực cùng Gà Mỹ dành cho Đầu bếp Trẻ Cao đẳng Du lịch Sài Gòn năm 2024”
Nhằm khuyến khích sự sáng tạo và phát triển kỹ năng nấu ăn của đầu bếp trẻ, tăng cường hiểu biết về Gà Mỹ và các tiêu chuẩn chất lượng, kết nối và trao đổi kiến thức, Hiệp Hội Xuất khẩu Trứng và Gia Cầm Hoa Kỳ phối hợp cùng Trường Cao đẳng Du lịch […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 02/12/2024

CHUYÊN ĐỀ “VÕ VOVINAM & KỸ NĂNG TỰ VỆ CHO SINH VIÊN NỮ”
Ngày 28/11/2024, Thư viện và Tổ bộ môn Cơ sở Cơ bản Khoa Lữ hành phối hợp cùng Đoàn Thanh Niên Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn tổ chức Chuyên đề “Võ Vovinam và kỹ năng tự vệ dành cho sinh viên nữ”.   Chuyên đề này là cơ hội để các bạn sinh […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 29/11/2024

CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT MÓN THÁI T11.2024
Nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Hội Đầu Bếp Chuyên Nghiệp Sài Gòn SPC, Trường Cao Đẳng Du Lịch Saigon và Công ty Vedan Vietnam, ngày 27/11/2024, chuyên đề Bồi Dưỡng Kiến Thức Ẩm Thực Tháng 11/2024 được diễn ra với sự hướng dẫn của chef Trần Quang Thịnh – Phó chủ nhiệm CLB […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 28/11/2024

10