Sous Chef Là Gì? Vai Trò Và Nhiệm Vụ Của Bếp Phó Trong Nhà Hàng

Sous Chef là gì? Vai trò và nhiệm vụ của Sous Chef trong nhà hàng

Sous Chef là người đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bộ phận bếp của Nhà hàng – Khách sạn. Không chỉ là người đứng bếp chế biến các món ăn, họ còn là một “cánh tay phải” đắc lực của Bếp trưởng, hỗ trợ quản lý và điều hành bộ phận bếp. Vậy cụ thể Sous Chef là gì? Công việc và vai trò cụ thể của Sous Chef trong ngành Nhà hàng – Khách sạn được phân chia như thế nào? Cùng Cao đẳng Du Lịch Sài Gòn khám phá chi tiết trong bài viết sau đây.

Sous Chef là gì?

Tìm hiểu Sous Chef là gì?

Sous Chef còn được gọi là Bếp phó, hỗ trợ quản lý khu vực bếp cùng với Bếp trưởng

Khái niệm “Sous Chef là gì hay Junior Sous Chef là gì” không còn xa lạ với nhiều người làm bếp, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu rõ bản chất của vị trí công việc này. Sous Chef còn gọi là Bếp phó, là người có tiếng nói và quyền hạn đứng thứ hai sau Bếp trưởng. 

Nếu như công việc của Bếp trưởng là đảm nhận quản lý bao quát toàn bộ khu vực bếp thì Bếp phó chịu trách nhiệm chính cho từng mảng công việc cụ thể. Khi Bếp trưởng vắng mặt, Bếp phó sẽ chịu trách nhiệm quản lý tất cả các đầu bếp và đảm bảo quá trình nấu nướng, chuẩn bị đồ ăn, thức uống của bếp vẫn diễn ra như thường. 

Sous Chef có tầm quan trọng như thế nào trong ngành F&B?

Tầm quan trọng của Sous Chef trong ngành F&B?

Bếp phó là cầu nối giữa Bếp trưởng và các nhân viên khác trong bếp 

Như đã đề cập, Sous Chef đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngành F&B, góp phần không nhỏ vào sự thành công của mỗi Nhà hàng – Khách sạn. Đây là vị trí mà nhiều đầu bếp mong muốn đạt được trước khi có thể trở thành Bếp trưởng điều hành. Thông thường, Bếp phó sẽ luôn có mặt để hỗ trợ Bếp trưởng và trong nhiều trường hợp Bếp phó làm việc vào thời gian đối lập để giám sát các đầu bếp và giúp Bếp trưởng có thời gian nghỉ ngơi.

Nói một cách đơn giản, Bếp phó là trợ thủ đắc lực của bếp trưởng, là cầu nối giữa Bếp trưởng và các nhân viên khác trong bếp. Nếu không có một Sous Chef giỏi, việc duy trì hoạt động trơn tru của bếp sẽ trở thành một thử thách lớn.

Vai trò và nhiệm vụ của Sous Chef là gì?

Sau khi đã hiểu rõ Sous Chef là ai cũng như tầm quan trọng của vị trí này trong ngành F&B, chắc hẳn nhiều bạn cũng đang thắc mắc về vai trò và nhiệm vụ cụ thể của họ trong gian bếp nhà hàng, khách sạn. Vị trí tưởng chừng như phụ trợ này lại đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng món ăn và sự hài lòng của thực khách. Để hiểu rõ trách nhiệm của một Bếp phó, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tiếp qua nội dung dưới đây:

Điều hành hoạt động trong khu vực quản lý

Điều hành các hoạt động trong khu vực quản lý

Hỗ trợ Bếp trưởng điều hành hoạt động trong khu vực bếp là công việc của một Bếp phó

Là cánh tay phải đắc lực của Bếp trưởng, Sous Chef không chỉ hỗ trợ trong công việc chung mà còn đảm nhận vai trò quan trọng trong việc điều hành hoạt động tại khu vực được giao phó. Cụ thể:

  • Dựa trên kế hoạch chung và nhu cầu thực tế của nhà hàng, Bếp phó sẽ lên kế hoạch và sắp xếp lịch làm việc cho nhân sự cấp dưới.
  • Phân chia từng hạng mục công việc cho các đầu bếp khác theo yêu cầu chung của Bếp trưởng
  • Giám sát nhân viên để đảm bảo hoạt động trong khu vực Bếp diễn ra suôn sẻ và đáp ứng nhu cầu của thực khách.

Điều phối nhân sự

Để đảm bảo mọi hoạt động của khu vực bếp diễn ra trơn tru và hiệu quả, Bếp phó đóng vai trò then chốt trong việc điều phối nhân sự, bao gồm các hoạt động sau:

  • Phân công nhiệm vụ cho các ca trưởng trong bếp.
  • Đảm bảo nhân sự trong khu vực quản lý làm việc nghiêm túc, tuân thủ đúng quy định và đáp ứng các tiêu chuẩn của nhà hàng, khách sạn.

Chế biến món ăn

Bếp phó cũng có trách nhiệm trong việc chế biến món ăn để phục vụ khách hàng

Bếp phó ngoài việc quản lý, lên kế hoạch, sắp xếp nhân sự thì cũng có trách nhiệm trong việc chế biến món ăn để phục vụ khách hàng

Ngoài các nhiệm vụ quản lý, Sous Chef cũng có trách nhiệm trong việc chế biến món ăn, cụ thể:

  • Tiếp nhận thông tin về các món ăn hoặc thực đơn thuộc phụ trách của mình.
  • Thực hiện chế biến món ăn theo yêu cầu của từng khách hàng.
  • Đảm bảo mỗi món ăn phục vụ khách hàng đều đạt chất lượng, thẩm mỹ và an toàn.

Đề xuất thực đơn mới cho nhà hàng

Đối với ngành F&B đầy cạnh tranh, việc cập nhật xu hướng ẩm thực và đổi mới thực đơn là yếu tố then chốt để thu hút khách hàng và tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho nhà hàng. Trong quá trình này, Bếp phó đóng vai trò quan trọng, góp phần sáng tạo và đề xuất những thực đơn mới, đáp ứng thị hiếu của thực khách, mang đến trải nghiệm ẩm thực độc đáo. Cụ thể:

  • Phối hợp cùng với Bếp trưởng và Quản lý nhà hàng để lên menu.
  • Nắm bắt xu hướng ẩm thực và thay đổi thực đơn để đáp ứng thị hiếu khách hàng.
  • Hỗ trợ Bếp trưởng định lượng công thức và tính toán giá cả cho mỗi món trong menu.

Tuyển dụng và đào tạo nhân viên trong bộ phận bếp

Tuyển dụng và đào tạo nhân viên trong bộ phận bếp

Bếp phó có nhiệm vụ hỗ trợ Bếp trường tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Để duy trì hoạt động hiệu quả và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, nhà hàng cần có đội ngũ nhân viên bếp chuyên nghiệp, có tay nghề và am hiểu về ẩm thực. Lúc này, Bếp phó sẽ đóng vai trò trong việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên trong bộ phận bếp:

  • Cùng với Bếp trưởng tuyển dụng nhân viên mới, đáp ứng đủ số lượng cho khu vực Bếp.
  • Hướng dẫn và đào tạo nhân viên mới nắm bắt công việc và hòa nhập môi trường.
  • Đảm bảo nhân viên luôn thực hiện nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn của nhà hàng, khách sạn.

Quản lý thiết bị, dụng cụ trong nhà Bếp

Sous Chef không chỉ đảm nhận vai trò quản lý nhân sự và thực hiện công việc bếp mà còn có trách nhiệm quản lý thiết bị và dụng cụ trong nhà bếp:

  • Cùng với các bộ phận khác, kiểm tra và bảo quản tất cả các trang thiết bị, dụng cụ trong khu vực bếp.
  • Liên hệ với bộ phận kỹ thuật, bảo trì để sửa chữa và bảo dưỡng các trang thiết bị, dụng cụ khi cần.
  • Phân công nhiệm vụ cho nhân sự cấp dưới để bảo quản các trang thiết bị, dụng cụ một cách hiệu quả.

Thực hiện các hạng mục công việc khác do Bếp trưởng giao

Thực hiện các hạng mục công việc khác do Bếp trưởng giao phó

Bếp phó làm thực hiện các nhiệm vụ do Bếp trường đề xuất

Ngoài những trách nhiệm chính được đề cập ở trên, Bếp phó còn đảm nhận nhiều hạng mục công việc khác do Bếp trưởng giao phó, góp phần hỗ trợ Bếp trưởng quản lý và điều hành khu vực bếp hiệu quả. Dưới đây là một số vai trò khác của Sous Chef:

  • Thay Bếp trưởng quản lý và điều hành khu vực Bếp khi Bếp trưởng vắng mặt.
  • Nâng cao kỹ năng chuyên môn và quản lý qua các khóa đào tạo nghiệp vụ tại nhà hàng, khách sạn.
  • Lập báo cáo công việc định kỳ để cung cấp thông tin cho quản lý về hoạt động của bộ phận Bếp.
  • Thực hiện các phần việc khác theo yêu cầu của Bếp trưởng để đảm bảo hoạt động của nhà hàng diễn ra một cách trơn tru.

Những tố chất và kỹ năng cần có ở một Sous Chef là gì?

Để trở thành một Sous Chef thành công và tăng cơ hội thăng tiến lên vị trí Head Chef, người đảm nhận vị trí này không chỉ cần có kỹ năng chuyên môn mà còn phải luôn trau dồi thêm nhiều kiến thức và kỹ năng mềm khác. Dưới đây là những yêu cầu cần thiết mà một Bếp phó cần có để phát triển trong ngành:

Kiến thức về kỹ thuật nấu ăn

Kiến thức về kỹ thuật chế biến thức ăn

Một bếp phó thành công cần có sự hiểu biết về kiến thức nấu ăn

Kiến thức về nấu ăn là nền tảng cốt lõi mà bất kỳ Bếp phó nào cũng cần nắm vững để hoàn thành xuất sắc vai trò của mình trong gian bếp. Với kiến thức sâu rộng về các kỹ thuật nấu ăn, quy trình sơ chế thực phẩm và phương pháp nấu ăn, Sous Chef có thể tự tin chế biến những món ăn ngon, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và góp phần tạo nên sự thành công cho nhà hàng. Ngoài ra, bạn cũng cần hiểu biết về sự kết hợp gia vị, cách nấu chín món ăn hoàn hảo và thực hiện các món ăn đặc biệt.

Niềm đam mê với ẩm thực

Ẩm thực không chỉ là nghệ thuật chế biến món ăn mà còn là đam mê, là tình yêu dành cho những hương vị, những nguyên liệu và sự sáng tạo liên tục. Đối với Bếp phó, niềm đam mê ẩm thực chính là ngọn lửa thôi thúc họ cống hiến hết mình và cam kết phát triển sự nghiệp của mình. Sẵn sàng học hỏi, rèn luyện và cải thiện kỹ năng liên tục chính là yếu tố quan trọng để phát triển và thăng tiến trong vai trò này.

Kỹ năng quản lý

Để vận hành hiệu quả khu vực bếp và hỗ trợ đắc lực cho Bếp trưởng, Bếp phó cần trang bị cho mình những kỹ năng quản lý toàn diện. Bạn cần có khả năng quản lý công việc và thời gian, biết phân công nhiệm vụ, sắp xếp công việc hợp lý và đảm bảo sự hiệu quả trong quá trình nấu ăn. Ngoài ra, kỹ năng quản lý còn bao gồm khả năng lãnh đạo, giao tiếp và làm việc nhóm tốt để đảm bảo hoạt động của bếp diễn ra một cách trơn tru, hiệu quả.

Sáng tạo và linh hoạt

Bếp phó cần phải có sự sáng tạo và linh hoạt

Sự sáng tạo và linh hoạt sẽ giúp bếp phó xử lý công việc hiệu quả

Một trong những tố chất dẫn đến thành công của một Bếp phó đó chính là sự sáng tạo và linh hoạt. Sous Chef cần có sự sáng tạo trong việc tạo ra các món ăn mới và đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, bạn phải có khả năng thích nghi với các tình huống khác nhau và tìm ra giải pháp hiệu quả khi gặp thách thức trong quá trình nấu ăn.

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp hiệu quả là chìa khóa dẫn đến thành công trong mọi lĩnh vực và vai trò Bếp phó cũng không ngoại lệ. Bạn phải có khả năng truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và chỉ dẫn công việc chính xác cho các thành viên trong nhóm bếp. Kỹ năng giao tiếp ứng xử cũng rất cần thiết khi làm việc với đầu bếp chính, nhân viên phụ bếp và thậm chí cả khách hàng để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Có khả năng chịu áp lực cao

Bếp phó cần phải có khả năng chịu được áp lực cao

Bếp phó cần phải có khả năng chịu được áp lực cao đặc biệt là những giờ cao điểm

Sous Chef thường làm việc trong môi trường áp lực cao, liên tục thực hiện nhiều công việc cùng lúc để đảm bảo các món ăn được chế biến đúng tiến độ và theo đúng tiêu chuẩn nên bạn có khả năng chịu áp lực tốt. Bạn cần phải giữ được bình tĩnh, quản lý căng thẳng hiệu quả và đảm bảo quá trình nấu ăn diễn ra suôn sẻ nhất là vào giờ cao điểm.

Các kỹ thuật nấu ăn mà Sous chef cần biết

Các kỹ thuật nấu ăn mà bếp phó cần biết

Áp dụng thành thạo các kỹ thuật chế biến món ăn

Để hoàn thành tốt vai trò của mình, ngoài hiểu biết sâu rộng về ẩm thực, giỏi nắm bắt xu hướng, khả năng quản lý và điều hành công việc lẫn nhân sự tốt, Sous chef cần phải biết và áp dụng một số kỹ thuật nấu ăn sau:

  • Tẩm ướp thực phẩm ít nhất 40 phút trước khi nướng để gia vị thấm đều, giúp món ăn đậm đà và ngon miệng hơn.
  • Loại bỏ hạt cà chua và điều chỉnh độ chua cho súp và sốt để tạo nên hương vị hài hòa, tinh tế, đồng thời đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa của thực khách.
  • Theo nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến vị giác. Đồng thời, đối với nhiều món ăn khi thưởng thức ở nhiệt độ cao sẽ làm thay đổi hương vị do đó bạn nên để thức ăn nguội trước khi ăn.
  • Sử dụng bia thay thế nước dùng để tạo ra hương vị độc đáo và chiều sâu cho món hầm, giúp món ăn thêm hấp dẫn.
  • Ngay sau khi luộc, nhúng rau vào nước đá để giữ nguyên màu sắc tươi xanh và hương vị giòn ngon.
  • Ớt bột giúp tăng vị cay nồng, kích thích vị giác và làm dậy mùi cho món sốt nên tùy loại sốt bạn nên cho một lượng hợp lý.
  • Đập dập tỏi và để ở nhiệt độ phòng trước khi chế biến khoảng 15 phút để các enzyme kích thích các hợp chất có lợi cho sức khỏe và tăng cường hương vị.
  • Phơi hành tím thái mỏng khoảng 2 tiếng, sau đó tẩm ướp với nước cốt chanh và bột bắp trước khi phi để tạo độ giòn và thơm ngon hơn.
  • Rang sơ các loại gia vị trên chảo trước khi nêm nếm giúp dậy mùi thơm và tăng thêm hương vị cho món ăn.
  • Nêm nếm nước mắm ở giai đoạn cuối cùng trước khi tắt bếp sẽ giúp món ăn thơm ngon, đậm đà nhưng vẫn giữ hàm lượng dinh dưỡng và hương vị tự nhiên của món ăn.
  • Cho vỏ chanh cạo vào món mì ống giúp trang trí món ăn thêm đẹp mắt, đồng thời mang đến hương vị thơm ngon và kích thích vị giác.
  • Sử dụng nồi thành dày cho món kho để đảm bảo độ mềm nhừ và thơm ngon.
  • Xào rau củ ở lửa lớn và đảo nhanh tay giúp rau chín nhanh, giữ được độ giòn ngọt và màu sắc đẹp mắt.
  • Kho cá với nước chè để giảm tanh hiệu quả và tăng thêm hương vị cho món cá kho.

Mức lương của Sous Chef hiện nay là bao nhiêu?

Nếu như bạn đã hiểu rõ Sous Chef là gì thì chắc chắn bạn sẽ rất tò mò về mức lương của vị trí này trên thị trường hiện nay phải không nào? Là vị trí đóng vai trò quan trọng trong khu bếp, góp phần tạo nên những món ăn ngon và trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời cho thực khách, do vậy, mức lương và đãi ngộ dành cho Sous Chef luôn là chủ đề thu hút sự quan tâm lớn. Theo khảo sát trên thị trường lao động hiện nay, mức thu nhập trung bình cho vị trí Bếp phó tại Việt Nam dao động từ 14 triệu đến 16 triệu đồng/tháng

Tùy vào quy mô nhà hàng, kinh nghiệm làm việc,… mức thu nhập này có thể thay đổi, thế nhưng đây vẫn là mức lương hấp dẫn đối với nhiều người khi học đầu bếp chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, vị trí này còn được hưởng các phúc lợi xã hội như bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội, cũng như cơ hội thăng tiến và lộ trình nghề nghiệp rõ ràng, đảm bảo sự phát triển ổn định trong nghề.

Học nghề Bếp ở đâu uy tín và chất lượng?

Học nghề Bếp uy tính- chất lượng cùng Cao đẳng Du Lịch Sài Gòn

Học chuyên ngành Kỹ thuật Chế biến Món ăn tại Cao đẳng Du lịch Sài Gòn với chương trình đào tạo thực hành chiếm đến 90%

Có nên học nghề bếp không? Học nghề Bếp ở đâu chất lượng? Đó là những quan tâm hàng đầu của những ai có niềm đam mê nấu nướng và mong muốn trở thành một Đầu bếp chuyên nghiệp. Hiện nay, có rất nhiều cơ sở đào tạo nghề Bếp tại Việt Nam, tuy nhiên, để lựa chọn được môi trường học tập phù hợp nhất, bạn cần cân nhắc dựa trên các yếu tố như chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, học phí và hỗ trợ việc làm sau khi tốt nghiệp. 

Trong số các đơn vị đào tạo nghề Bếp hàng đầu tại Việt Nam, Cao đẳng Du Lịch Sài Gòn là một trong những trường đào tạo nghề bếp chất lượng với chuyên ngành Kỹ thuật Chế biến Món ăn. Khi đăng ký học chuyên ngành này tại trường, sinh viên sẽ nhận được những lợi ích như:

  • Chương trình thực hành chiếm tỉ lệ lớn lên đến 90%, giúp sinh viên có cơ hội rèn luyện kỹ năng và tay nghề một cách hiệu quả.
  • Thời lượng chương trình đào tạo chỉ 2 năm, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí so với các chương trình đào tạo dài hạn khác, đồng thời sớm có cơ hội đi làm và thăng tiến trong sự nghiệp.
  • Sinh viên được nhà nước tài trợ 70% học phí theo Nghị định 81/2021, giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho sinh viên và phụ huynh.
  • Sinh viên được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm cần thiết để trở thành 1 Sous Chef , bếp trưởng chuyên nghiệp được giảng dạy bởi những thầy/cô có kinh nghiệm và uy tín trong ngành.
  • Trường Cao đẳng Du Lịch Sài Gòn còn có Trung tâm Giới thiệu việc làm để hỗ trợ việc tìm kiếm công việc ngay sau khi tốt nghiệp.

Ngoài ra, trong suốt quá trình học, nhà trường cũng thường xuyên tổ chức nhiều chương trình ngoại khóa, thực tập và chuyên đề hữu ích cho sinh viên. Thêm vào đó, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể liên thông lên Đại học với các trường hàng đầu Việt Nam như trường Đại học Công Thương TP. HCM để nâng cao trình độ chuyên môn và có thêm cơ hội phát triển nghề nghiệp. Chính vì vậy, nếu bạn đam mê ẩm thực, mong muốn theo đuổi nghề Chế biến Thực phẩm thì hãy nhanh chóng đăng ký xét tuyển tại Trường Cao đẳng Du Lịch Sài Gòn nhé.

đăng ký xét tuyển

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng các bạn đã có cái nhìn tổng quan về vị trí Sous Chef là gì và những yếu tố cần thiết để theo đuổi công việc này. Nếu bạn có niềm đam mê với nghề Bếp và cảm thấy bản thân phù hợp với những yêu cầu của ngành nghề này, hãy mạnh dạn theo đuổi ước mơ của mình nhé!

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ dưới đây:

  • Trụ sở chính:

    347A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 11, Quận 10, Tp.HCM

  • Cơ sở 2:

    20/11C Kỳ Đồng, Phường 09, Quận 3, Tp.HCM.

  • Email:

    tuvantuyensinh.dlsg@gmail.com

  • Hotline tuyển sinh:

    028.38.344.856, 028.62.973.210, 028.62.973.211

  • Giờ làm việc:

    Sáng: 7g30 – 11g30, Chiều: 13g – 21g

  • Xét tuyển Online ngay: TẠI ĐÂY
3 Lý do chính

để bạn chọn học tại
Cao đẳng Du lịch Sài Gòn

Chương trình học
70% thực hành, 30% lý thuyết

2.5 năm tiết kiệm thời gian, chi phí

100% sinh viên được giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

VVIP Là Gì? Thuật Ngữ VVIP Và VIP Khác Nhau Như Thế Nào?
Trong ngành dịch vụ, đặc biệt là du lịch – khách sạn, hai thuật ngữ VIP và VVIP thường xuyên được sử dụng để phân loại khách hàng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa hai nhóm khách hàng này. Vậy cụ thể thuật ngữ VVIP là gì? Nó được sử dụng khi […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 27/06/2024

Hội thi Gia đình tiêu biểu tỉnh Đồng Tháp năm 2024
Nhân ngày Gia đình Việt Nam, vào ngày 27/06/2024, tại  Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật Tỉnh Đồng Tháp, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội thi Gia đình tiêu biểu dành cho các gia đình thuộc 12 huyện, thành phố trong địa bàn tỉnh.    Hội thi […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 27/06/2024

Tình hình ngày thi tốt nghiệp THPT đầu tiên năm 2024
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 diễn ra ngày 27-28/6. Các sĩ tử thực hiện 4 trong số 5 bài thi gồm Toán (90 phút), Ngữ Văn (120 phút), Ngoại ngữ (60 phút) và 1 trong 2 bài thi tổ hợp là Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội (150 phút) để xét […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 27/06/2024

Top 10+ Kỹ Năng Quản Lý Nhà Hàng Khách Sạn Không Phải Ai Cũng Biết
Quản lý nhà hàng khách sạn hiện đang là một trong những ngành nghề thu hút đông đảo các ứng viên bởi mức thu nhập cao và môi trường làm việc chuyên nghiệp. Tuy nhiên, để trở thành một nhà quản lý xuất sắc đòi hỏi bạn phải sở hữu những kỹ năng chuyên môn […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 24/06/2024

Lễ Bế mạc và trao giải Hội thao Sức Trẻ Du lịch Sài Gòn DLSG’s Sport & Esport năm 2024
Vào ngày 24/06/2024, tại Sân Bóng đá Chảo Lửa, trận Chung kết Bóng đá Nam nằm trong khuôn khổ Hội thao Sức trẻ Du Lịch Sài Gòn 2024 diễn ra đầy kịch tính và hấp dẫn. Kết quả chung cuộc như sau: – Giải nhất: Đội Rooster FC – CĐKS30N08 – Giải nhì: Đội Quà […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 24/06/2024

Vip Là Gì? Nghệ Thuật Và Quy Trình Phục Vụ Khách Vip Trong Khách Sạn
VIP là nhóm khách hàng đặc biệt có tầm ảnh hưởng lớn trong xã hội, có tiềm năng chi trả cao và thường xuyên sử dụng dịch vụ của khách sạn. Do đó, nhóm khách hàng này luôn được ưu tiên và nhận được những chế độ đãi ngộ đặc biệt. Vậy khái niệm VIP […]
Xem chi tiết
date icon Đăng ngày: 21/06/2024

10